Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d16d64a1-091a-90f0-dd35-d0e9f31ba200.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: QUYẾT LIỆT HƠN NỮA TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

19/06/2019

Tính đến đầu tháng 6/2019, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 52 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con với trọng lượng gần 130.000 tấn; thiệt hại ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng. Mặc dù đã dự báo trước được khả năng lây lan và thiệt hại về kinh tế, nhưng vì sao những giải pháp mà ngành nông nghiệp đang triển khai vẫn không đạt hiệu quả như mong muốn?

Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 3/6/2019, dịch tả lợn Châu phi đã lây lan ra hơn 3.000 xã, thị trấn của 52 tỉnh, thành với 2 triệu con buộc phải tiêu huỷ, thiệt hại ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng; nguy cơ tiếp tục phát sinh, lây lan ra thêm nhiều địa phương. Dịch tả lợn châu Phi bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ tháng 2/2019 tại Hưng Yên, Đà Nẵng là địa phương mới nhất phát hiện có lợn nhiễm dịch.

Trong Công điện của Thủ tướng Chính phủ gửi các cơ quan trung ương và địa phương đã khẳng định, mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp, nhưng thời gian qua việc tổ chức tiêu huỷ lợn nhiễm bệnh chưa kịp thời, không đảm bảo yêu cầu, làm lây lan dịch, ô nhiễm môi trường. Một số địa phương xảy ra tình trạng trục lợi chính sách hỗ trợ tiêu huỷ lợn. Công tác kiểm dịch chưa đúng quy định, không chặt chẽ khiến nhiều người tự phá huỷ niêm phong, bán lợn bệnh. Vì vậy, thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các địa phương huy động cả hệ thống chính trị để chống dịch với phương châm "phòng, chống dịch như chống giặc".

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi

Mặc dù Chính phủ và các bộ ngành địa phương đang triển khai các giải pháp ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi, nhưng trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, vấn đề này cũng làm “nóng” nghị trường tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Nhiều đại biểu Quốc tỏ ra sốt sắng và yêu cầu Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm đưa ra giải pháp khắc phục hậu quả và có chính sách hỗ trợ người dân tái đàn.

Đại biểu Trần Tất Thế, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam và Đại biểu Nguyễn Sơn, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ lo lắng trước dịch bệnh tả lợn châu Phi đang diễn ra rất phức tạp, mặc dù ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất cố gắng song dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp; đề nghị Chính phủ cần tập trung hơn nữa, huy động cả hệ thống Chính trị vào cuộc chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, dập dịch tả lợn Châu Phi. Cùng với đó, xây dựng kịch bản để chống dịch, xây dựng kịch bản khắc phục, tái đàn, phục hồi sản xuất kinh doanh và cần có chính sách cụ thể, đồng bộ.

Đại biểu Nguyễn Sơn, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam

Giải trình lo lắng của đại biểu, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường thừa nhận đây là vấn đề lớn, có lẽ trong lịch sử chưa bao giờ xảy ra với người chăn nuôi ở nước ta. Dịch tả gây ra trên lợn, xảy ra đầu tiên tại Kenya, Châu Phi do đó mới có tên là dịch tả lợn châu Phi. Xảy ra năm 1921, bệnh này do một virut gây ra. Loại virut này hết sức nguy hiểm vì khi tấn công vào đàn lợn thì  tỷ lệ chết lên tới 100%. Virut này tồn tại rất lâu trong tự nhiên, kể cả các điều kiện bất thuận. Loại virut này lây truyền rất nhanh qua rất nhiều con đường và quan trọng nhất là đến giờ phút này là gần 100 năm nhưng thế giới không có vắc-xin phòng và không có thuốc chữa. Chính vì thế, xác định đây là một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm cho ngành chăn nuôi lợn trên thế giới và của Việt Nam.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định: “Hiện bệnh dịch đã lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố. Trước tình hình này, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ cũng có văn bản yêu cầu với tinh thần chỉ đạo chung là dập dịch như diệt giặc. Trong đó tập trung phòng là chính vì bệnh này không có thuốc chữa; đồng thời yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương phải trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo công tác phòng trừ ở địa phương”.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn dịch lan rộng.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đã giải trình trước Quốc hội về những nhóm giải pháp mà ngành đang triển khai. Đó là cố gắng ngăn chặn không để lan tỏa bệnh này, áp dụng các biện pháp chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học. Đối với các hộ chăn nuôi lớn phải gia cố thêm các điều kiện đảm bảo an toàn sinh học quyết liệt hơn, nhất là đàn giống gốc để sau này khi ổn định bệnh có điều kiện tái đàn. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp cùng các doanh nghiệp, các sở công thương để họp bàn dự trữ thịt đông lạnh, Chính phủ sẽ có chính sách khuyến khích, tăng cường hỗ trợ tiêu hủy và tái đàn.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định: An toàn sinh học là vũ khí duy nhất để giữ đàn lúc này. Tất cả các doanh nghiệp lớn nếu làm triệt để phương pháp này thì vẫn chưa xảy ra dịch bệnh. Vừa qua, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công thương đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các doanh nghiệp chăn nuôi, các sở công thương họp bàn vấn đề này để dự trữ thịt đông lạnh. Nếu doanh nghiệp nào có điều kiện thì tập trung vào hoạt động này, Chính phủ cũng có chính sách khuyến khích để hỗ trợ việc này.

Để tránh xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn cung thực phẩm, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang có các giải pháp thúc đẩy khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên cơ sở nguyên tắc tăng trưởng có liên kết chống nguy cơ rủi ro về dịch bệnh, chống rủi ro về thị trường.Về lâu dài, ngành sẽ tiến hành tổng kết 10 năm Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi 2008 – 2019, từ đó xây dựng chiến lược phát triển  chăn nuôi bền vững.

Mặc dù Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đã đưa ra nhiều giải pháp chống dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, nhưng chính người đứng đầu ngành Nông nghiệp cũng thừa nhận dịch diễn biến phức tạp và đang đe dọa đến ngành chăn nuôi của nước ta. Vậy cần có những giải pháp quyết liệt, đồng bộ như thế nào để giảm thiệt hại cho người chăn nuôi? Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu Quốc hội về vấn đề này:

Phóng viên: Thưa đại biểu, dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Đại biểu đánh giá như thế nào về những giải pháp dập dịch mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai?

Đại biểu Đỗ Thị Lan, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh: Qua hoạt động tiếp xúc cử tri tại địa phương, tôi thấy nhân dân rất lo lắng vì dịch tả lợn Châu Phi đang diễn ra trên diện rộng và biện pháp nào để dịch bệnh tăng thêm. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có giải pháp ngăn chặn dịch lây lan và tái đàn trong thời gian tới, bởi đây là ngành có vai trò rất quan trọng của ngành nông nghiệp, bởi chăn nuôi lợn, không chỉ giải quyết việc làm mà còn góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của Việt Nam.

Đại biểu Đỗ Thị Lan, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh

Đại biểu Hồ Thanh Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường đã cung cấp thông tin cho đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 về công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Theo quan điểm của tôi, đây là nhiệm vụ rất khó khăn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rất cố gắng nhưng tôi vẫn băn khoăn là trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam nhưng đến nay dịch đã lan rộng, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng những giải pháp mà Bộ Nông nghiệp đưa ra vẫn chưa hiệu quả.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương,Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình: Thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều giải pháp tích cực, trong đó yêu cầu tất cả các tỉnh, thành phố phải quan tâm lãnh đạo, điều hành việc phòng chống và xử lý dịch tả lợn Châu Phi để đảm bảo ngăn chặn không để dịch lan rộng. Tuy nhiên, thời gian tới vẫn còn nhiều việc phải làm để ngăn chặn dịch, đặc biệt chú ý công tác kiểm định, vận chuyển lợn mắc bệnh ra khỏi vùng có dịch. Bởi sự nguy hiểm của dịch tả lợn Châu Phi không phải là trước mắt, mà lâu dài vì vẫn chưa thể khống chế được dịch.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình

Phóng viên: Theo ý kiến của đại biểu, Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có những giải pháp cụ thể như thế nào để ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi lan rộng?

Đại biểu Đỗ Thị Lan, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh: Chính phủ đã có các giải pháp để hỗ trợ cho công tác khắc phục thiệt hại của người dân. Đặc biệt, đối với một số tỉnh, thành phố chưa xuất hiện dịch thì phải có ngay các giải pháp tránh tiếp tục lây lan. Ngành Nông nghiệp cần quyết tâm, quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo cũng như triển khai đồng bộ biện pháp ngăn chặn, dập dịch. Cùng với đó xây dựng một kịch bản để ngoài việc chống dịch, thì có phương án khắc phục hậu quả, tái đàn, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đồng thời cần có chính sách cụ thể, đồng bộ trong việc hỗ trợ dập dịch cho các địa phương cả về chỉ đạo và nguồn lực, giúp người chăn nuôi  ổn bớt khó khăn.

Đại biểu Hồ Thanh Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho rằng, ngành nông nghiệp cần có biện pháp hiệu quả truyền thông về tình hình dịch bệnh.

Đại biểu Hồ Thanh Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: Tôi cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu tại sao dịch bệnh tăng nhanh như vậy mà chưa kiểm soát được? Theo quan điểm của tôi, không chỉ riêng dịch bệnh này, trong công tác truyền thông thì những loại dịch bệnh khác thì Chính phủ phải có trách nhiệm kịp thời thông tin với nhân dân và phải minh bạch trong tổ chức thông tin cho các cấp, các ngành. Tuy nhiên, với loại dịch bệnh này thì cách làm truyền thông thời gian qua tôi thấy mặc dù rất quyết liệt nhưng chúng ta nên lưu ý là thông tin đưa ra thì nên minh bạch và kịp thời. Thông tin như thế nào cho phù hợp và đặc biệt thông tin phù hợp để vừa bảo vệ doanh nghiệp, vừa để nhân dân biết phòng tránh bệnh; đồng thời tránh tình trạng người tiêu dùng tẩy chay thịt lợn, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương,Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình: Theo tôi, cần tuyên truyền rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng về tình trạng dịch tả hiện nay, nguy cơ, tác hại của dịch bệnh đối với ngành chăn nuôi. Thứ hai, Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp cũng có văn chỉ đạo yêu cầu tất cả các tỉnh, thành phố phải vào cuộc chỉ đạo cụ thể và quyết liệt, trong đó cần thực hiện ký cam kết với người chăn nuôi tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn các đại biểu!

Lan Hương