Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương chất vấn tại phiên họp
Nhóm vấn đề đầu tiên được Quốc hội đưa ra chất vấn là những giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là tại các thành phố lớn. Giải pháp xử lý triệt để những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông BOT. Phát biểu chất vấn tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đề nghị Bộ trưởng làm rõ sự chênh lệch số năm thu phí giao thông giữa dự toán được phê duyệt với kết quả kiểm toán mà báo chí cũng như kiểm toán đã công bố. Thêm vào đó, đại biểu cũng chất vấn Bộ trưởng đề nghị làm rõ việc thu phí BOT thực hiện trên các cơ sở mở rộng nâng cấp đường quốc lộ 1 hướng sắp tới sẽ khắc phục như thế nào?
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn
Trả lời các chất vấn của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, giao thông vận tải là ngành kinh tế đặc biệt, quan hệ chặt chẽ với đời sống kinh tế - xã hội và được người dân rất quan tâm. Giao thông vận tải phải thực hiện chức năng đi trước mở đường để tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, trong thời gian vừa qua Bộ Giao thông vận tải luôn nhận được rất nhiều ý kiến kiến nghị của cử tri cả nước và các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Theo luật và nghị định của Chính phủ, giai đoạn vừa qua, chúng ta tổ chức đấu thầu dự án BOT và ký hợp đồng BOT trên cơ sở dự án BOT được duyệt. Trong dự án BOT được duyệt, có nhiều phần dự phòng, ví dụ như dự phòng trượt giá, dự phòng khối lượng, dự kiến công tác giải phóng mặt bằng và những vấn đề có thể phát sinh kinh phí, do đó dự án BOT được duyệt bao gồm các khoản có thể phát sinh nên dự án có giá trị lớn. Căn cứ vào quy định của pháp luật, Bộ Giao thông vận tải ký hợp đồng với nhà đầu tư BOT theo dự án được duyệt. Để đảm bảo tính công khai minh bạch, Bộ Giao thông vận tải trong quá trình thực hiện dự án BOT đã chủ động kiến nghị Kiểm toán nhà nước cùng tiến hành kiểm toán trước khi Bộ Giao thông quyết toán.
Toàn cảnh phiên làm việc sáng 4/6
Trong thời gian vừa qua với 56 trạm BOT, Kiểm toán nhà nước đã tham gia kiểm toán 50 dự án, gồm 6 dự án nữa đang triển khai. Theo hợp đồng, để đảm bảo quyền lợi của người dân, của nhà nước và của doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải đã đàm phán với các nhà đầu tư BOT và trong hợp đồng có một điều khoản là giá trị sau quyết toán là căn cứ để Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh thời gian thu phí và các chính sách liên quan đến phí. Do đó, việc Kiểm toán nhà nước phát hiện có sự chênh lệch lớn giữa giá trị kiểm toán và giá trị dự án được duyệt là điều hiển nhiên. Với những dự án chúng ta triển khai nhanh, ít biến động giá, ít phát sinh khối lượng thì những phần dự phòng này là phần chênh lệch số năm mà Kiểm toán đã chỉ ra. Theo số lượng chúng ta đang so sánh, số liệu kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và số liệu quyết toán của Bộ Giao thông vận tải luôn tương đồng với nhau, đặc biệt số lượng quyết toán của Bộ Giao thông vận tải tại nhiều dự án thấp hơn số liệu của Kiểm toán nhà nước. Do đó Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng sự phát hiện và chỉ ra của Kiểm toán nhà nước là rất đúng nhưng Bộ Giao thông vận tải cũng thực hiện đúng và đảm bảo quyền lợi của người dân, của nhà nước với những dự án BOT.
Về việc thu phí BOT, đứng trên quan điểm bảo vệ lợi ích của người dân do đó trong thời gian vừa qua khi mặt bằng giá tăng cao dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tư ớng và Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với địa phương và các nhà đầu tư rà soát và giảm toàn bộ 56 dự án BOT, có những dự án giảm 2 đến 3 lần từ 35.000/1 xe con , thậm chí hiện nay một số trạm chỉ còn 15 nghìn. Bộ Giao thông vận tải hoàn toàn đứng trên quan điểm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân để điều chỉnh mứ c phí đ ảm bảo hài hòa lợi ích của người dân. Căn cứ tính phí, giảm phí là vào lưu lượng xe đi qua các trạm và khả năng hoàn vốn của dự án để điều chỉnh.