Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 67e463a1-3942-90f0-19a0-5126eefe5b22.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆC TĂNG PHÍ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG?

17/04/2018

Gần đây, nhiều ngân hàng đã đồng loạt tăng phí đối với dịch vụ ngân hàng điện tử, đồng thời đề xuất Ngân hàng Nhà nước tăng phí đối với dịch vụ trên máy rút tiền tự động ATM. Tuy nhiên, việc tăng biểu phí dịch vụ ở các ngân hàng lại chưa có chung 1 quy định cụ thể với những mức thu cao – thấp khác nhau. Chính điều này đã dấy lên nhiều băn khoăn đối với những khách hàng sử dụng dịch vụ. Và liệu có cần một quy định chung về phí dịch vụ?

Lý giải cho việc tăng phí dịch vụ ngân hàng điện tử được đưa ra là do các ngân hàng đang phải chi trả chi phí lớn hơn nhiều so với mức thu của khách hàng. Đơn cử, với dịch vụ thông báo số dư qua tin nhắn SMS banking, ngân hàng phải trả nhà mạng 800 đồng/tin nhắn, trong khi mức phí ngân hàng thu của khách hàng chỉ là 8.800 đồng/tháng như trước đây. Thậm chí tăng lên 11.000 đồng/tháng như hiện nay vẫn là mức thấp, vì số lượng sử dụng giao dịch mỗi tháng của khách hàng là khác nhau. Chính vì vậy, nhiều ngân hàng đã thay đổi phí dịch vụ ngân hàng điện tử ở các mức khác nhau: phí chuyển tiền mức dưới 10 triệu đồng tăng từ 6.600 đồng lên 7.000 đồng/lần; phí chuyển tiền mức đến 500 triệu đồng tăng từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng/lần; phí dịch vụ thông báo số dư qua tin nhắn SMS banking từ 8.800 đồng lên 11.000 đồng/tháng; phí thông báo số dư qua tin nhắn tăng lên 50.000 đồng/quý; phí internet banking từ 33.000 đồng lên 44.000 đồng/quý.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội. Mục tiêu đến năm 2020 đẩy mạnh thanh toán đối với các dịch vụ công và chi trả các chương trình an sinh xã hội qua ngân hàng, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy, việc tăng biểu phí dịch vụ của ngân hàng liệu có phải một rào cản đối với Đề án?

Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Đỗ Văn Sinh

Cho ý kiến về vấn đề này, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Đỗ Văn Sinh cho rằng, việc các ngân hàng tăng biểu phí thanh toán quá cao thì sẽ gây tâm lý không tốt cho khách hàng dẫn đến việc có thể mất đi nhiều khách hàng vì lí do này. Mặt khác khi người dân sử dụng và đã có những đánh giá nhất định về sự tiện ích của dịch vụ ngân hàng thì đương nhiên việc thu phí của các ngân hàng là cần thiết. Đây là việc tính toán hiệu quả kinh tế của các ngân hàng và đồng thời đây cũng là hiệu quả kinh tế của bản thân người dao dịch.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi 

Đồng tình với ý kiến trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, tăng phí dịch vụ ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc tăng dịch vụ chất lượng, hiệu quả các vấn đề về tài chính tiền tệ. Nhưng điều chỉnh cần theo mặt bằng chung phí và lệ phí trong cả nước, không nên vì lý do này mà nâng phí dịch vụ lên quá cao, cần có sự cân đối chung sao cho phù hợp. Các cơ quan chức năng nhà nước cần nghiên cứu kỹ để điều chỉnh làm sao phù hợp để bù đắp được chi phí cho cán bộ ngành ngân hàng để họ thực hiện dịch vụ xã hội này nhưng không được cao quá so với thu nhập bình quân của người dân.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lưu Bình Nhưỡng

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lưu Bình Nhưỡng, việc tăng phí dao dịch thuộc thẩm quyền tăng phí của Ngân hàng Nhà nước, đây là cơ quan phải xem xét việc tăng phí có cần thiết và đúng hay chưa? Ngân hàng Nhà nước phải xem xét kỹ lưỡng và giải trình cụ thể chứ không nên tăng tự phát theo hướng một bên như thời gian vừa qua. Tránh hiện tượng thay đổi tăng giá liên tục khiến người dân hoang mang lao đao về các giá dịch vụ. Chính phủ cần có những chỉ đạo cụ thể để rà soát đánh giá kiểm tra lại một cách nghiêm túc việc tăng biểu phí này.

Khi sử dụng các tiện ích từ ngân hàng với chất lượng cao – khách hàng phải chịu mất thêm phí, đây là việc hết sức thông thường. Nhưng điều cốt lõi được nhiều người quan tâm ở đây, là việc tăng phí này sẽ được quy định cụ thể như thế nào để hài hòa lợi ích của cả 2 bên. Đối với nhiều khách hàng thì việc tăng phí sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử có thể còn nhiều băn khoăn, nhưng không thể phủ nhận 1 điều rằng, dịch vụ thanh toán điện tử với các tiện ích đa dạng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Đây là cơ hội và cũng là thách thức để các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần cung ứng dịch vụ ngân hàng ở nước ta./.

Lê Huy - Vân Ngọc - Mai Trang

Các bài viết khác