Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a84e66a1-0939-90f0-dd35-d4ac3f13f33a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Phải dùng thị trường để giải quyết nợ xấu

22/10/2014

Theo đại biểu Trần Du Lịch, nợ xấu là một sản phẩm của thị trường thì chúng ta phải dùng thị trường để giải quyết nó và vai trò của Nhà nước chỉ là tác động chứ không làm thay được.

Sáng 21/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015. Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của các đại biểu (ĐB) Quốc hội là các biện pháp xử lý nợ xấu khi tỷ lệ này có xu hướng tăng. Phó Trưởng Đoàn ĐB Quốc hội TP Hồ Chí Minh Trần Du Lịch đã có trao đổi với báo chí xung quanh nội dung này.

    PV: Ông đánh giá về tình hình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiện nay?

    ĐB Trần Du Lịch: Trong 3 năm trở lại đây khi xuất hiện vấn đề nợ xấu, thì Ngân hàng Nhà nước đã tập trung các giải pháp trong khả năng của mình tự hệ thống xử lý.

    Tôi cho rằng các giải pháp này là tích cực và có kết quả. Tuy nhiên để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi có những giải pháp hỗ trợ lớn hơn từ phía Chính phủ chứ không phải việc riêng của các ngân hàng thương mại. Như tôi đã nói nợ xấu về bản chất không có gì xấu vì nó là chuyện bình thường của tổ chức tín dụng, nhưng khi thành vấn đề của kinh tế vĩ mô thì nó đã vượt sức của tổ chức tín dụng.

    PV: Cụ thể, khó khăn ở đây là gì, thưa ông?

    ĐB Trần Du Lịch: Thời gian qua, chúng ta dùng biện pháp thiết lập đề phòng rủi ro bằng lợi nhuận, những năm đầu khi ngân hàng có lợi nhuận tốt thì khả năng thiết lập tốt, nhưng dần dần khi thiết lập lớn thì ảnh hưởng đến lợi nhuận, đặc biệt các ngân hàng thương mại cổ phần chịu áp lực từ phía các cổ đông về vấn đề lợi tức, giá trị cổ phiếu…thành ra không tránh khỏi hiện tượng người ta sẽ giấu bớt phần nợ xấu đi, nếu còn giấu được. Rõ ràng, chúng ta không thể nào tiếp tục giải quyết bằng biện pháp thiết lập dự phòng không được và đấy là lý do tại sao người ta phải giấu.

    Thứ hai, là biện pháp xử lý đòi nợ và bán tài sản như tôi nói là hiện nay đang bị nghẽn toàn bộ thủ tục hành chính, đấu giá bán tài sản. Ví dụ khi con nợ không hợp tác thì chuyện thủ tục để xử lý là cực kỳ nhiêu khê.

    PV: Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử lý nợ xấu ngay cả với công cụ VAMC (Công ty mua bán nợ Quốc gia) hiện nay vẫn như một vòng luẩn quẩn. Muốn phá vòng luẩn quẩn đó, theo ông cần làm gì?

    ĐB Trần Du Lịch: Tôi cho rằng về nguyên tắc nợ xấu là một sản phẩm của thị trường thì chúng ta phải dùng thị trường để giải quyết nó và vai trò của Nhà nước chỉ là tác động chứ không làm thay được.

    Chúng ta phải khai thông thị trường mua bán nợ để làm sao VAMC, các doanh nghiệp, các công ty mua bán nợ có thể tham gia vào và giải quyết dứt khoát các tài sản thế chấp theo đúng thị trường. Nếu kéo dài sự dây dưa này giống như bệnh mà không uống thuốc đúng liều dẫn đến tình trạng nhờn thuốc và biến chứng.

    PV: Những vấn đề ông vừa nói ở trên chỉ là tháo gỡ về cơ chế chính sách, gần đây tại báo cáo số 350/BC-CP của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ đã đề xuất: “Dùng một phần ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước”. Quan điểm của ông về vấn đề này?

    ĐB Trần Du Lịch: Quan điểm của tôi là không nên dùng ngân sách vì chúng ta còn nhiều nguồn để giải quyết vấn đề này, ví dụ như quỹ cổ phần hóa, các quỹ tập trung. Tiền là nằm ở Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Tại sao chúng ta không mượn những nguồn này để thực hiện trong khi ngân sách đang bội chi, trừ khi Chính phủ không còn nguồn?. Vấn đề ở đây là chủ trương có cho làm hay không? .

    PV: Với tình hình nền kinh tế hiện nay, ông nhận định liệu nợ xấu có gia tăng nữa không?

    ĐB Trần Du Lịch: Theo tôi, còn tùy thuộc nếu xác lập tính toán nợ xấu theo chuẩn quốc tế như Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro thì chuẩn nợ xấu tiếp tục phát sinh những khoản nợ tiếp theo...

    Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên kỳ vọng sớm xử lý được nợ xấu, mà quan trọng hơn là làm thế nào để kiểm soát được nợ xấu phát sinh chậm hơn tiến độ xử lý nợ xấu.

    PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

(Theo ĐCSVN)

Các bài viết khác