Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 9a5c66a1-f94e-90f0-dd35-d485ce1d79ea.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA CẦN CÓ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM

20/06/2024

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã kế thừa nhiều chính sách tại Luật Di sản văn hóa hiện hành; đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều nhóm chính sách Nhà nước về di sản văn hóa. Cho ý kiến về quy định này, một số đại biểu cho rằng, các chính sách còn dàn trải, hỗ trợ cho nhiều đối tượng thụ hưởng; đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa có trọng tâm, trọng điểm.

NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV gồm 09 chương 102 điều, tăng 02 chương 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành. Trong đó, quy định về chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa (Điều 7) của dự thảo luật đã kế thừa nhiều chính sách tại Luật Di sản văn hóa hiện hành, đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều quy định.

Bổ sung một số chính sách đảm bảo bao quát, toàn diện

Cho ý kiến về nội dung này, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, các chính sách nhà nước về di sản văn hóa còn dàn trải, hỗ trợ cho nhiều đối tượng thụ hưởng, vẫn được quy định rải rác tại một số điều, khoản trong dự thảo Luật. Cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chính sách có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng và sự tham gia của cộng đồng, người dân; phù hợp với yêu cầu thực tế và tính đặc thù trong bảo vệ, phát huy giá trị từng loại hình di sản văn hóa. Tập trung rà soát các chính sách, nhất là chính sách về đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; chính sách xã hội hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực… để bảo đảm cụ thể, minh bạch, hiệu quả và khả thi, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Đại biểu Đào Chí Nghĩa – Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ 

Đại biểu Đào Chí Nghĩa – Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ cho rằng, quy định chính sách nhà nước còn rải rác ở các điều của dự thảo luật, như: tại Điều 13 quy định về chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể; Tại điểm d khoản 1 Điều 81 quy định về hỗ trợ nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể; tại khoản 1 Điều 88 quy định về việc khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức các hội về văn học, nghệ thuật, khoa học công nghệ tham gia vào hoạt động bảo vệ, phát huy di sản văn hóa… Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo gom các chính sách về di sản văn hóa vào một Điều.

Đại biểu Mai Văn Hải – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá thống nhất cao với 9 nhóm chính sách về quản lý nhà nước tại Điều 7 của dự thảo luật, để vừa thực hiện tốt công tác quản lý di sản văn hóa, cũng như phát huy giá trị của của văn hóa. Đồng thời đề xuất bổ sung chính sách về chuyển đổi số trong quản lý di sản văn hóa. Đây là một nội dung rất quan trọng để vừa phát huy giá trị văn hóa gắn với công tác phát triển du lịch.

Đại biểu Mai Văn Hải – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá

Đại biểu cũng cho rằng, dự thảo luật đã có chính sách đối với người có công bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nhưng chưa có chính sách đối với những người có công trong việc giữ gìn và bảo vệ di vật, cổ vật. Do đó, đại biểu đề nghị ngoài chính sách đối với những người có công giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, cũng cần có chính sách khuyến khích những người có công trong việc bảo tồn và phát huy giá trị vật thể. Đại biểu cũng đề nghị cân nhắc luật hóa ngày Di sản văn hóa Việt Nam trong luật.

Đánh giá cao cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung khá nhiều chính sách mới về quản lý nhà nước về di sản văn hóa, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị xác định rõ di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực để phát triển. Theo đại biểu, cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các chính sách để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; đồng thời nghiên cứu xem xét bổ sung thêm một số chính sách tăng thêm nguồn lực, đa dạng hóa nguồn lực cho bảo tồn, phát triển văn hóa, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực đầu tư cho hoạt động bảo tồn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Một số đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát, nghiên cứu và có các quy định cụ thể hơn về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác di sản văn hóa, nhất là nguồn nhân lực liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, trong đó có dân tộc thiểu số, miền núi, đội ngũ làm công tác phục chế, phục dựng. Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết – Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh cho biết, qua khảo sát cho thấy, trong lĩnh vực bảo tàng, các trường đại học không tuyển đủ sinh viên để mở một lớp, phải ghép hoặc vào học những lĩnh vực tương đồng. Do vậy, cần rà soát kỹ lưỡng, nghiên cứu chính sách khuyến khích cả người đi học, đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn; đồng thời có các chính sách chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo tồn, phát huy các di sản cũng như xây dựng các bảo tàng số, số hóa các dữ liệu quốc gia.

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu

Quan tâm đến chính sách của Nhà nước đối với di sản văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu Trần Thị Hoa Ry – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cho rằng, dự thảo luật đề cập khá mờ nhạt về nội dung liên quan đế chính sách dân tộc; đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung một số nội dung tại khoản 5, khoản 6 của Điều 7 như sau:

Tại khoản 5, đề nghị bổ sung hoàn chỉnh: “Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và có chính sách khuyến khích phù hợp đối với nhân lực tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt đối với nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tại khoản 6, đề nghị bổ sung và hoàn chỉnh: “Tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân có tài năng xuất sắc, nghệ nhân nắm giữ và có công lao bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là nghệ nhân người dân tộc thiểu số trong việc phổ biến hình thức sinh hoạt truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy người kế cận”. Đại biểu cũng đề nghị bổ sung quy định “Chính phủ quy định chi tiết tại khoản 5, khoản 6 điều này”.

Sửa đổi một số quy định về chính sách nhà nước đối với nghệ nhân

Về chính sách nhà nước đối với nghệ nhân, đại biểu Trần Thị Thu Đông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cho biết, trong thực tế có nhiều bất cập trong quy định về chính sách công nhận, hỗ trợ đối với nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa. Hiện nay, việc xét tặng danh hiệu, hỗ trợ Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể quy định tại 02 nghị định của Chính phủ và giao 02 Bộ phụ trách (đó là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét tặng danh hiệu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Bộ Công thương xét tặng danh hiệu trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ). Tuy nhiên, quy định về đối tượng, tiêu chí xét tặng, quy trình, thủ tục xét tặng tại 02 nghị định chưa phân định rõ ràng. Vì vậy, cần có quy định khắc phục bất cập, bảo đảm thống nhất, công bằng trong công nhận, hỗ trợ đối với nghệ nhân để phát huy được tài năng và cống hiến của nghệ nhân.

Đại biểu Trần Thị Thu Đông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu

Đại biểu bày tỏ thống nhất với việc chỉnh lý dự thảo Luật di sản (sửa đổi) theo hướng quy định rõ di sản văn hóa phi vật thể để khắc phục bất cập khi xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cho nghệ nhân thuộc các loại hình di sản văn hóa phi vật thể được quy định hiện nay. Đại biểu cho rằng, các quy định này sẽ bảo đảm tính thống nhất trong việc giao Chính phủ chỉ quy định chi tiết trong 01 (một) Nghị định về việc thực hiện xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú ở cả 06 loại hình thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của Luật này và Luật Thi đua khen thưởng. Việc quy định như dự thảo Luật là phù hợp, đảm bảo chính sách phù hợp với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú bao trùm ở toàn bộ các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Đó là, việc xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước và chính sách đối với nghệ nhân chỉ ban hành 01 Nghị định để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.

Đại biểu Lý Tiết Hạnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định nêu quan điểm, Điều 7 của dự thảo luật khẳng định rất rõ các chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa, trong đó quy định rất rõ Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của các vùng miền, của đồng bào các dân tộc... Tuy nhiên, đối với chính sách bảo tồn, phát triển, phát huy văn hóa phi vật thể, nội dung này cũng được quy định tại Điều 3 và Điều 14 của dự thảo luật. Trong đó, Điều 3 quy định về chính sách đối với các nghệ nhân, chủ thể của văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể và Điều 14 quy định về duy trì thực hành truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể đã đề cập đến các đối tượng là nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể, cộng đồng nghệ nhân của chủ thể văn hóa phi vật thể…

Về nội dung này, đại biểu Lý Tiết Hạnh cho rằng, có được những sản phẩm văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá là quá trình đúc kết trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo thành một dòng chảy rất mạnh mẽ, có sự đóng góp bền bỉ, kiên trì, nhẫn nại và tâm huyết của cả cộng đồng, cả dân tộc, chứ không chỉ riêng một đối tượng nào. Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, xu thế hội nhập và phát triển, văn hóa phi vật thể chính là sức mạnh, giá trị của một dân tộc, một quốc gia, nếu không coi trọng, không đánh giá đúng và không có chính sách duy trì và phát triển sẽ ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa dân tộc.

Vì vậy, bên cạnh quan tâm đến các nghệ nhân, cũng cần có chính sách, chế độ đãi ngộ, hỗ trợ phù hợp đối với các đoàn nghệ thuật truyền thống. Mặc dù dự thảo luật đề ra mục tiêu rất lớn, đó là duy trì, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, nhưng đối chiếu vào các điều luật cụ thể liên quan đến các chính sách của Đảng, Nhà nước lại chỉ tập trung vào một số đối tượng là chưa đủ, chưa bao quát hết.

Một số ý kiến cũng đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá tác động đối với quy định về chính sách đối với nghệ nhân và có chính sách hỗ trợ phù hợp. Bởi các chính sách hỗ trợ cho nghệ nhân tiếp tục truyền dạy hoặc giữ gìn và phát triển nghệ thuật dân gian, các ngành nghề truyền thống là rất quan trọng. Hiện nay, đã có chính sách về bảo hiểm y tế, có nguồn hỗ trợ định kỳ nhưng mức hỗ trợ còn rất thấp, chưa đủ đảm bảo cuộc sống giúp những nghệ nhân theo đuổi niềm đam mê, phát huy tài năng và cống hiến.

Lan Hương

Các bài viết khác