Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 495366a1-89d4-90f0-dd35-d0ca10f8d1de.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN HẢI ANH: ĐỀ NGHỊ XEM XÉT ĐƯA LUẬT HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP ĐỎ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) VÀO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH CỦA QUỐC HỘI NĂM 2025

30/05/2024

Sáng 30/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Tham gia góp ý về nội dung này, đại biểu Nguyễn Hải Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đề nghị, Chính phủ, Quốc hội xem xét, đưa Luật hoạt động Chữ thập đỏ (sửa đổi, bổ sung) vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 (thay vì năm 2026 như đề nghị của Chính phủ).

ĐBQH NGUYỄN HẢI ANH: QUỐC HỘI ĐỒNG HÀNH CÙNG CHÍNH PHỦ ĐỔI MỚI VÌ SỰ PHÁT TRIỂN, KIẾN TẠO

Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Kiến nghị trình Quốc hội Luật hoạt động Chữ thập đỏ (sửa đổi, bổ sung) tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025)

Tham gia góp ý, đại biểu Nguyễn Hải Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cơ bản đồng tình với Tờ trình số 824 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động, đại biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét, đưa Luật hoạt động Chữ thập đỏ (sửa đổi, bổ sung) vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 (thay vì năm 2026 như đề nghị của Chính phủ). Cụ thể, đề nghị trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).

TS. Nguyễn Hải Anh - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp

Lý giải cho đề xuất này, đại biểu cho biết, Luật hoạt động Chữ thập đỏ được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 3/6/2008, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2009. Luật đã thể chế hóa chủ trương của Đảng về hoạt động nhân đạo, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, có tính khả thi, kịp thời và phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hoạt động nhân đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Chữ thập đỏ, góp phần thúc đẩy quan hệ quốc tế và thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong lĩnh vực nhân đạo. Luật đã tạo cơ sở pháp lý, điều kiện đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào, cuộc vận động nhân đạo, quyên góp nguồn lực và hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, nạn nhân chiến tranh, thiên tai, thảm họa, người già cô đơn và các đối tượng khác có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Đại biểu tỉnh Đồng Tháp nêu rõ, thực hiện Luật hoạt động Chữ thập đỏ, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ ngành Trung ương và địa phương, phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong cả nước đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thấm nhuần và thực hiện sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, triển khai hiệu quả các phong trào, cuộc vận động nhân đạo, góp phần cùng Đảng, Nhà nước và xã hội chăm lo, hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho các đối tượng gặp khó khăn, hoạn nạn; cho nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tham gia các hoạt động nhân đạo, góp phần quan trọng thực hiện công tác an sinh xã hội của đất nước, nhất là trong những thời điểm khó khăn như đại dịch COVID-19 vừa qua;... Đồng thời, thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong phong trào nhân đạo toàn cầu, thúc đẩy đoàn kết trong tình hữu nghị và lòng bác ái, cùng với các thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ -Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tiếp tục nuôi dưỡng ngọn lửa nhân đạo mà Henrry Dunant đã khởi xướng cách đây hơn 160 năm, chung tay hành động xoa dịu nỗi đau của con người, lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc, trợ giúp và bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong mọi hoàn cảnh.

Một số hạn chế, bất cập cần sớm được sửa đổi, bổ sung

Cũng theo chia sẻ của đại biểu, qua hơn 15 năm thực hiện, Luật đã phát sinh một số hạn chế, bất cập như: Một số quy định còn chung chung; chưa quy định cụ thể, rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ; chưa có quy định về chế tài xử lý vi phạm biểu tượng chữ thập đỏ sai mục đích, các trường hợp lợi dụng hoạt động chữ thập đỏ để vụ lợi; chưa có quy định phù hợp để khắc phục thực trạng chồng chéo, trùng lặp trong vận động, quyên góp tiền, hiện vật, nguồn lực khác và trợ giúp, hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; chưa có quy định để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thành lập các cơ sở phục vụ hoạt động chữ thập đỏ như cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở khám chữa bệnh chữ thập đỏ, cơ sở hiến máu nhân đạo, quỹ hoạt động chữ thập đỏ; chưa nội luật hóa một số quy định về hoạt động chữ thập đỏ, nhân đạo trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Một số quy định về hoạt động chữ thập đỏ chưa theo kịp những diễn biến nhanh chóng của tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế và yêu cầu đặt ra cho công tác nhân đạo, nhất là trước những tác động và diễn biến phức tạp, ngày càng khốc liệt, khó lường của biến đổi khí hậu, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, già hóa dân số, di dân, chênh lệch giàu nghèo; sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, chuyển đổi số,…

Bên cạnh đó, sau gần 40 năm thực hiện đường lối Đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn còn hàng triệu nạn nhân của chiến tranh, chất độc da cam; đời sống của một bộ phận đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn. Mặt khác, suy thoái kinh tế thế giới và những thách thức an ninh phi truyền thống đang tác động không nhỏ đến cuộc sống của một bộ phận người dân. Những hiểm họa sinh tồn liên quan đến biến đổi khí hậu dự báo sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới những nỗ lực nhằm cải thiện cuộc sống của người dân; làm cho các nhu cầu được trợ giúp nhân đạo không chỉ tăng về số lượng, đa loại hình, đồng thời đặt ra những yêu cầu cần đổi mới mạnh mẽ về cách thức, phương thức tiếp cận, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chữ thập đỏ với phương châm lấy con người làm trung tâm, hướng về cơ sở, gắn với nhiệm vụ an sinh xã hội và thực tiễn từng địa phương, đơn vị; kết hợp giữa giúp đỡ trực tiếp, trước mắt với hỗ trợ lâu dài về sinh kế; mở rộng phạm vi giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần; tôn trọng, đề cao phẩm giá của người hưởng lợi. Điều đó đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, cùng với Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm chăm lo cho nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng cũng như đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Từ những phân tích nêu trên, đại biểu nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay và trước những yêu cầu của tình hình mới, cần sớm sửa đổi, bổ sung Luật hoạt động Chữ thập đỏ để khắc phục các hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện; thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng tại Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến 7 lĩnh vực hoạt động Chữ thập đỏ, đặc biệt là thể chế hóa Chỉ thị số 43 ngày 8/6/2010 của Ban Bí thư khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới, Kết luận số 44 ngày 14/11/2022 của Ban Bí thư khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 43, cụ thể hóa quan điểm “phát triển kinh tế phải gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội”; “Công tác nhân đạo là bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị”; “Kết quả công tác an sinh xã hội là thước đo văn minh, tiến bộ của từng địa phương, đất nước”; “Tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về công tác nhân đạo, bố trí điều kiện và nguồn lực dể Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện tốt vai trò nòng cốt, đầu mối kết nối, điều phối trong công tác chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo”; phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong Phong trào Chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và các cơ chế hợp tác nhân đạo của khu vực và thế giới, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới./.

Lê Anh - Phạm Thắng

Các bài viết khác