Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 142566a1-9926-90f0-19a0-563b2bc6f8f0.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN TẠO: TĂNG CƯỜNG VÀ TRIỂN KHAI ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐẦU TƯ CÔNG VÀ HỢP TÁC CÔNG TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN CẢNG CẠN

20/12/2023

Đóng góp vào triển khai đầu tư công trong thời gian tới, đại biểu Nguyễn Tạo- Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cho rằng, cần tăng cường và triển khai áp dụng mô hình đầu tư công và hợp tác công tư để đầu tư phát triển cảng cạn. Đây là một mô hình tốt cần được phát huy hiệu quả đầu tư nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong hoạt động xuất nhập khẩu...

UBTVQH CHO Ý KIẾN VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VỐN NSTW 2023, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN VÀ GIAO VỐN CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI PHÁT TRIỂN KT-XH

ĐẨY NHANH GIẢI NGÂN ĐẦU TƯ CÔNG, KỊP THỜI THÁO GỠ VƯỚNG MẮC, TẠO ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG

Đề cập về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024, Chính phủ cho biết, mặc dù còn có những khó khăn nhất định nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát và đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ, kịp thời của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, kế hoạch đầu tư công năm 2023 đã đạt được một số kết quả tích cực. Qua đó, rút ra được một số bài học kinh nghiệm để xây dựng và triển khai tốt hơn Kế hoạch đầu tư công các năm tiếp theo nhằm đạt mục tiêu của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Quốc hội thảo luận ở Hội trường về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025.

Năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025, là năm quan trọng tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của cả giai đoạn. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực; nhiều dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia đưa vào khai thác; tình hình chính trị - xã hội, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; vị thế, uy tín của Việt Nam tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những khó khăn nội tại; sản xuất kinh doanh, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn, hậu quả và tác động của dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài; rủi ro của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường hơn...

Nhìn chung, năm 2024 là năm thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng dự báo nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí còn nhiều hơn cả năm 2023. Trong bối cảnh đó, đầu tư công cần tiếp tục đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, với nguồn lực có hạn cần tập trung vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, nâng cao hiệu quả đầu tư công ngay từ khâu lập kế hoạch đến triển khai thực hiện kế hoạch.

Liên quan đến việc triển khai đầu tư công một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới, trả lời phỏng vấn báo chí bên hành lang kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Tạo -  Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lâm Đồng, cho rằng, cần tăng cường và triển khai áp dụng mô hình đầu tư công và hợp tác công tư để đầu tư phát triển cảng cạn...

Phóng viên: Đại biểu đánh giá như thế nào về việc thực hiện đầu tư công trong thời gian qua?

ĐBQH Nguyễn Tạo: Mặc dù trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhiều thách thức chủ quan và khách quan nhưng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, Quốc hội, Chính phủ, đã chủ động quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy với xu hướng tích cực, tiếp tục duy trì và ngày càng rõ nét trong nhiều ngành và lĩnh vực. Việc triển khai đầu tư công trong năm 2023 đã có những kết quả tích cực, đóng góp vào việc phục hồi và phát triển kinh tế, đặc biệt sau đại dịch COVID-19.

Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã đồng thuận về việc đưa các dự án quan trọng của quốc gia vào nội dung Nghị quyết của Quốc hội với những cơ chế đặc thù. Tôi hy vọng rằng, chúng ta sẽ có kết quả tốt hơn. Bởi nếu chúng ta thực hiện đầu tư công hiệu quả sẽ quyết định tới sự phát triển kinh tế-xã hội khả quan hơn. Nơi nào có hệ thống giao thông phát triển ổn định thì điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương đó sẽ tốt.

Phóng viên: Đại biểu có thể cho biết là việc đầu tư công trong giai đoạn tới nên ưu tiên tập trung vào đâu để thực sự hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống của người dân?

ĐBQH Nguyễn Tạo: Việc đầu tư công đối với những dự án cần triển khai nhanh và hiệu quả, gắn liền với nhu cầu thiết yếu của người dân thì cần được tập trung ưu tiên trong giai đoạn 2023-2025. Những dự án giao thông phục vụ hữu ích cho quá trình vận chuyển, nâng cao giá trị hàng hóa của người dân tại các địa phương thì cần được ưu tiên khi triển khai đầu tư công trung hạn

Tôi xin đề cập với một loại hình đầu tư công, đó là cảng cạn để khuyến khích được đầu tư công và khuyến khích được nguồn lực đầu tư PPP. Đó là một chuỗi cảng cạn hình thành và phát triển ở các tỉnh Tây Bắc, các tỉnh Trung du Bắc Bộ, các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Tây Nam Bộ.

Đến năm 2030, phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua đến 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu (ảnh minh họa: Internet).

Theo khoản 2 Điều 4 của Luật Hàng hải Việt Nam quy định cảng cạn, tức là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội bộ, ga đường sắt, cửa khẩu, đường bộ. Đồng thời, có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường biển.

Cảng cạn là một mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương, góp phần giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian lưu hàng tại cảng, với chức năng chính là điện thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container, kho hàng container rỗng, container hàng lạnh, vận chuyển các dự án hàng quan trọng, siêu rộng và thủ tục hải quan nhanh gọn. Hệ thống cảng cạn được phát triển nhằm tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động của dịch vụ logistics trên các hành lang vận tải biển, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại cảng biển ở cửa khẩu quốc tế và các đô thị lớn, như ở phía Bắc và ở phía Nam, Đông Nam Bộ.

Cảng cạn có vai trò quan trọng trong hệ thống, nó là điểm nối giữa một nơi sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, một bên là cảng biển. Ở những khu vực có khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, sản xuất hàng hóa vận chuyển bằng container lớn thì việc quy hoạch, hình thành và phát triển cảng cạn trở thành một yêu cầu cấp thiết. Ví dụ, vừa qua Đoàn đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội cùng với chúng tôi đã đi khảo sát trên địa bàn thành phố Đà Lạt, xuất khẩu hoa từ đại dịch chúng ta có vài chục triệu USD, qua đại dịch xuất khẩu hàng trăm triệu USD, mới 9 tháng đầu năm. Ở đây cảng cạn tập kết hàng hóa vô cùng quan trọng, có kho lạnh chuyển xuống cảng ở Đông Nam Bộ như Thị Vải, Cái Mép mất 10 tiếng đồng hồ là xong. Nếu chúng ta đi vận chuyển những con đường thông thường mà sử dụng cảng mùa cao điểm bị kẹt giao thông, kẹt kho hàng phải mất 3 ngày. Như thế, chúng ta thấy được hiệu quả kinh tế mang lại của cảng cạn rất lớn.

Phóng viên: Vậy theo đại biểu, chúng ta cần triển khai đầu tư công vào phát triển cảng cạn theo hình thức nào để đạt được hiệu quả cao nhất?

ĐBQH Nguyễn Tạo: Tôi cho rằng, chúng ta cần tăng cường và triển khai áp dụng mô hình đầu tư công và hợp tác công tư để đầu tư phát triển cảng cạn, trong đó Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt kết nối với cảng cạn và hoàn chỉnh môi trường pháp lý ban hành cơ chế, chính sách cho phát triển cảng cạn trong tương lai. Chúng ta sẽ huy động xã hội hóa đầu tư thiết bị, kho bãi, trung tâm logistics và tổ chức triển khai khai thác cảng cạn hiệu quả. Đây là một mô hình tốt cần được phát huy hiệu quả đầu tư trong giai đoạn 2024-2025 và tiếp tục ở giai đoạn 2026-2030 nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời gian tới.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Bích Lan

Các bài viết khác