Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: b56f62a1-d91d-90f0-dd35-d3239c7b5304.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ NHỊ HÀ: TĂNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH, CẦN THAY ĐỔI CƠ CHẾ VỀ MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM VÀ MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP

03/11/2023

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Nhị Hà –Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nêu quan điểm: Để tăng đối tượng tham gia BHXH, cần thay đổi cơ chế chính sách về BHXH, đặc biệt là cơ chế về mức đóng bảo hiểm và mức hưởng trợ cấp...

ĐBQH TRẦN VĂN KHẢI: CẦN QUY ĐỊNH LỘ TRÌNH ĐỂ LAO ĐỘNG TỪ ĐỦ 15 TUỔI TRỞ LÊN CÓ THU NHẬP VỀ TIỀN LƯƠNG ĐỀU PHẢI THAM GIA BHXH

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: ĐỀ XUẤT GIẢM LỢI ÍCH TỪ VIỆC RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 LẦN THEO PHƯƠNG ÁN 2

 

Quốc hội nghe Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Dự án Luật bám sát 5 chính sách được Quốc hội thông qua

Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vào ngày 23/11 tới. Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được kết cấu gồm 10 chương và 136 điều. So với dự án Luật năm 2014, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tặng 01 chương và 11 điều.

Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được xây dựng nhằm bảo đảm an sinh xã hội của người dân theo quy định của Hiến pháp; sửa đổi căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn; mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH).

Dự án luật được xây dựng dựa trên quan điểm: Bảo đảm quyền an sinh xã hội theo quy định của Hiến pháp; thể chế hóa quan điểm, đường lối, nội dung cải cách trong Nghị quyết số 28-NQ/TW và các văn kiện, nghị quyết có liên quan; Kế thừa, phát triển những quy định hiện hành phù hợp, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, bổ sung những quy định mới; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia BHXH; Xây dựng các chế độ BHXH theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững; Tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, dự án Luật đã bám sát 5 chính sách được Quốc hội thông qua, bao gồm: Xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt; Mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH; Mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH (lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội); Bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng BHXH; Đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.

Trên cơ sở các chính sách trên, dự thảo Luật cụ thể hóa quy định 11 nội dung lớn bao gồm: Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng; Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; Bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện; Giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm; Sửa đổi quy định hưởng BHXH một lần; Bổ sung quy định quản lý thu, đóng BHXH nhằm xử lý tình trạng trốn đóng BHXH; Sửa đổi căn cứ đóng BHXH bắt buộc; Sửa đổi các quy định gắn với tiền lương khu vực nhà nước phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 27-NQ/TW; Sửa đổi, bổ sung về đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả; Về chi phí quản lý BHXH.

Về bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng theo định hướng tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, dự thảo luật điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách. Dự thảo Luật quy định công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp xã hội hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do NSNN đảm bảo nhằm phấn đấu đạt mục tiêu Trung ương giao đến năm 2030 khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.

Về vấn đề giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm nhằm gia tăng số người được hưởng lương hưu, Bộ trưởng cho biết, Theo nguyên lý BHXH và thông lệ quốc tế, người lao động để được hưởng lương hưu thì phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện là đủ tuổi nghỉ hưu và đủ thời gian đóng BHXH tối thiểu. Riêng điều kiện về thời gian đóng BHXH tối thiểu, theo quy định của Luật BHXH hiện hành là phải đủ 20 năm đóng BHXH. Quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu là phải đủ 20 năm như hiện hành đã gây khó khăn, giảm cơ hội được hưởng lương hưu của một số đối tượng do không đóng BHXH đủ 20 năm.

Do vậy, Điều 64 của dự án Luật đã sửa đổi theo hướng quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hằng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho một số nhóm đối tượng bắt đầu tham gia BHXH muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc tham gia không liên tục hoặc làm công việc đặc thù có thời gian làm nghề ngắn dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng và được bảo đảm bảo hiểm y tế. Quy định này cũng góp phần giảm số người hưởng BHXH một lần do đủ điều kiện hưởng lương hưu. Đối với người lao động có thời gian đóng BHXH dài hơn thì vẫn được hưởng lương hưu với tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn không thay đổi so với quy định hiện hành.

Đánh giá quy định về mức đóng BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh

Đóng góp ý kiến vào việc hoàn thiện dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội khẳng định: Dự án Luật có mức độ ảnh hưởng rất lớn trong xã hội, tác động trực tiếp đến tới đời sống của hơn 70 triệu người, đặc biệt là đối tượng đang trong độ tuổi lao động và đối tượng hưởng chế độ hưu trí. Trong những tháng qua, khi các nội dung dự thảo của Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được xin ý kiến các cơ quan, đơn vị, dự thảo đã nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của nhiều cử tri, cá nhân, tổ chức.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội.

Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện (Điều 3), đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng, theo Báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội trình Chính phủ, hiện nay số người tham gia BHXH mới chỉ chiếm trên 38,7% lực lượng lao động trong độ tuổi. Đây là số liệu rất đáng báo động. Như vậy còn trên 60% lực lượng lao động trong độ tuổi hiện nay vẫn chưa tham gia BHXH, chủ yếu nông dân và lao động trong khu vực phi chính thức – những người có thu nhập thấp, đối tượng rất cần sự hỗ trợ của chính sách bảo hiểm theo tinh thần của Nghị quyết 28 của Trung ương về cải cách chính sách BHXH.

Trong các đối tượng tham gia bảo hiểm hiểm xã hội bắt buộc, “Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh” theo quy định tại điểm L khoản 1 điều 3 là đối tượng mới quy định tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hiện nay, tại Việt Nam, trong 5 triệu hộ kinh doanh, có 2 triệu hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. Như vậy, có khoảng 3 triệu hộ kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh không tham gia BHXH (tương đương ít nhất 3 triệu người ở độ tuổi lao động không tham gia BHXH. Tham gia BHXH là một giải pháp an sinh tốt, đặc biệt là đối tượng có thu nhập thấp, bấp bênh, kinh doanh nhỏ lẻ. Đại biểu Trần Thị Nhị Hà kiến nghị đưa toàn bộ nhóm đối tượng là chủ hộ kinh doanh bao gồm cả phải đăng ký kinh doanh và không đăng ký kinh doanh vào nội dung quy định tại Điều 3.

Tuy nhiên, cần đánh giá quy định về mức đóng BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh. Theo quy định về mức đóng BHXH bắt buộc, đối với các đối tượng lao động thông thường, người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 17%, tổng là 25%. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 39, đối tượng Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh phải đóng toàn bộ 25%.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng, cần đánh giá tác động xã hội của quy định này vì đối tượng tác động lớn, nhiều đối tượng thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, trong khi, đây hoàn toàn có thể là đối tượng khuyến khích tham gia bảo hiểm tự nguyện, cần nghiên cứu mức đóng cho phù hợp.

Các đại biểu Quốc hội Tp.Hà Nội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Về căn cơ lâu dài, để tăng đối tượng tham gia BHXH cần thay đổi cơ chế chính sách về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là cơ chế về mức đóng bảo hiểm và mức hưởng trợ cấp. Hiện nay, mức đóng BHXH tại Việt Nam không phản ánh đúng khả năng kinh tế của mỗi người; đồng thời, mức hưởng trợ cấp của người tham gia bảo hiểm cũng không đáp ứng đủ nhu cầu sống hàng ngày, đặc biệt là đối tượng hưu trí. Chính vì vậy, việc tham gia BHXH chưa thực sự hấp dẫn. Trong tháng 4 vừa qua, Đoàn công tác của Uỷ ban xã hội tới nghiên cứu, tìm hiểu một số quy định về bảo hiểm xã hội tại Anh và Đức, cả 2 quốc gia này đều có tỷ lệ người dân tham giả bảo hiểm xã hội trên 90%, với phương thức đóng và mức đóng BHXH rất linh hoạt.

Cần có biện pháp để người lao động ở lại hệ BHXH thống lâu hơn

Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của xã hội được đưa vào dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là về BHXH một lần (Điều 77).  Năm 2022, có gần 1 triệu người giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần, số này tiếp tục tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2021. Có thể thấy, cú sốc về kinh tế mà đại dịch COVID-19 gây ra đã khiến hàng triệu lao động mất việc làm, nhiều lao động mất việc chưa tìm được việc làm mới và không còn sự lựa chọn nào khác mà phải dựa vào tiền đóng bảo hiểm xã hội để sử dụng trong lúc khẩn cấp, khó khăn. Cuối năm 2022, nhiều công ty ở khu vực phía Nam buộc phải đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô.

Theo thống kê, có hơn 600.000 công nhân bị ảnh hưởng, trong đó có khoảng 34.000 công nhân mất việc làm, số còn lại bị giảm giờ làm việc hoặc nghỉ chờ việc. Nếu những người lao động bị ảnh hưởng từ làn sóng mất việc vào cuối năm 2022 không thể tìm được việc làm mới trong vòng một năm, rất có khả năng nhiều người trong số họ sẽ nghĩ đến việc rút tiền BHXH để trang trải cuộc sống. Do đó, quy định về hưởng BHXH một lần trong Dự thảo này chắc chắn là nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm.

Chế độ hưu trí là trụ cột của hệ thống an sinh, việc gia tăng số người lao động rời bỏ hệ thống sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và hỗ trợ nhóm người không có nguồn thu nhập khi về già. Vì vậy, đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng, cần phải có biện pháp để người lao động ở lại hệ thống lâu hơn và tạo điều kiện để họ có đủ điều kiện hưởng lương hưu. Đại biểu Trần Thị Nhị Hà ủng hộ đề xuất giảm lợi ích từ việc rút BHXH một lần theo phương án 2 của điểm đ tại Điều 77. Tuy nhiên, đại biểu kiến nghị mức rút bảo hiểm xã hội không phải là 50%, mà tương ứng với mức đóng bảo hiểm của người lao động, để người lao động chỉ có thể rút khoản tiền họ đóng vào quỹ, còn khoản tiền mà người sử dụng dụng lao động đóng sẽ được giữ lại để chi trả một phần lương hưu sau này.

Về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong BHXH, hiện nay, ngành Bảo hiểm xã hội đã triển khai cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin điện tử (VssID) rất thuận lợi cho người dân để tra cứu, vì vậy, nên bỏ các quy định về việc cơ quan BHXH phải cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng BHXH hàng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 9 của Dự thảo.

Về vấn đề hưởng chế độ thai sản của chồng người lao động nữ mang thai hộ, đại biểu Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh chính sách mang thai hộ là chính sách tốt đẹp của Nhà nước ta và đề nghị bộ sung Điều 60 của dự án Luật trường hợp chồng của người lao động nữa mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con. Bởi hiện nay dự án Luật chỉ quy định trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con. Việc bổ sung quy định nhằm làm rõ nội dung tại Điều 60 đồng thời đảm bảo trọn vẹn quyền lợi của người dân./.

Bích Lan

Các bài viết khác