QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG LÀ ĐIỂM THEN CHỐT ĐỂ TĂNG THU NHẬP XÃ HỘI, THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt phân tích, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện (BHXH, BHYT, BHTN) luôn hướng đến mục tiêu là chăm lo cho con người, vì sự phát triển của con người. Việc thực hiện các chính sách và thụ hưởng từ các chính sách này đã được pháp luật quy định khá rõ ràng đối với người sử dụng lao động và người lao động.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy, tình trạng người sử dụng lao động nợ BHXH, thậm chí cố tình trốn tránh trách nhiệm trong việc trích đóng BHXH trong khi người lao động đã nộp BHXH qua khấu trừ hàng tháng trong bảng lương không phải là con số nhỏ nhưng khi phát sinh quyền lợi thì người lao động bị từ chối thanh toán. Ở đây có thể thấy rằng, “lỗi không phải của người lao động nhưng người lao động lại gánh hậu quả”.
Đại biểu Nguyễn Thị Thuy Nguyệt đề nghị Chính phủ, BHXH Việt Nam một mặt tăng cường các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm. Mặt khác cần có giải pháp bảo đảm quyền lợi liên quan đến chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động cũng như các rủi ro khi xảy ra tai nạn lao động, đau ốm, thôi việc, nghỉ việc, chuyển việc khi có đủ cơ sở xác định người lao động đã tham gia đóng đủ BHXH, BHYT. Xem đây là vấn đề mà các cơ quan quản lý nhà nước cần can thiệp, giải quyết và ưu tiên bảo vệ người lao động bằng các quy định của pháp luật, không để cho người lao động phải loay hoay, tự mình đi đòi quyền lợi hết sức chính đáng; và đây cũng là giải pháp để giữ chân, gắn trách nhiệm cũng như tạo niềm tin của người lao động với chính sách BHXH ngay tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi mình đang làm việc./.