Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 99d451a1-0922-90f0-dd35-ddff19825022.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH PHẠM THÚY CHINH – ĐOÀN ĐBQH TỈNH HÀ GIANG: CẦN CÓ KHUNG KHỔ PHÁP LUẬT ĐỂ TẠO MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI, AN TOÀN, BỀN VỮNG CHO CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG

01/11/2023

Sáng 01/11, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, phát biểu về tình hình kinh tế - xã hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng cho rằng cần có khung khổ pháp luật để tạo môi trường thuận lợi, an toàn, bền vững cho chuyển đổi năng lượng thành công.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG NGÀY 01/11: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI…

Cần xây dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy cho sự phát triển của công nghiệp hydrogen

Làm rõ thêm nội dung trong báo cáo của Chính phủ đánh giá giữa kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen, amoniac xanh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh nêu rõ, một trong những nhiệm vụ, giải pháp mang quyết tâm chính trị cao được Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội tại phiên khai mạc Kỳ họp đã được Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, đó là: Quyết liệt triển khai Chương trình hành động thực hiện các cam kết tại COP26 và Tuyên bố chính trị về chuyển đổi năng lượng công bằng JETP, đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen và hoàn thành khảo sát, đánh giá năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ và tin tưởng đây là một định hướng chiến lược mang tính đột phá trong thời gian tới cùng với công nghiệp bán dẫn, nhất là khi nước ta có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo, đầu vào của ngành hydrogen/amoniac xanh. Đó cũng là xu hướng chung của thế giới khi đã có tới khoảng 40 quốc gia đã xây dựng chiến lược hydro với trên 500 dự án với quy mô lớn trị giá 240 tỷ USD được công bố.

Để từng bước hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch điện VIII với quyết tâm chính trị cao của Chính phủ, nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước đang tham gia nghiên cứu, thí điểm, xây dựng Chiến lược về năng lượng hydrogen, chuyển đổi năng lượng xanh, sạch… đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Tuy nhiên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh cũng cho rằng, để đạt được mục tiêu đề ra quyết tâm chính trị thôi chưa đủ. Cần có khung khổ pháp luật để tạo môi trường thuận lợi, an toàn, bền vững cho chuyển đổi năng lượng thành công. Do đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy và tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của công nghiệp hydrogen.

Một là, rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực; nghiên cứu, xây dựng Luật năng lượng tái tạo, trong đó có chương riêng quy định về hydrogen/amoniac xanh. Hai là, nghiên cứu, quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng cho năng lượng hydrogen để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng. Ba là, quy định về sản xuất hydrogen từ các nguồn khác nhau và lưu trữ an toàn hydrogen. Bốn là, quy định về hệ thống phân phối và vận chuyển từ nơi sản xuất, lưu trữ đến nơi sử dụng, bao gồm cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trữ và các phương tiện vận chuyển. Năm là, xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ; đảm bảo môi trường đầu tư ổn định; hỗ trợ thị trường….

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh nhấn mạnh, Chính phủ cần sớm đề xuất với Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách tài chính đặc thù cho ngành hydrogen từ các nguồn tài chính hợp pháp, kể cả hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước qua chính sách thuế, phí, lãi suất và từ các quỹ hỗ trợ nghiên cứu, triển khai công nghệ mới để kích thích, thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư theo phương thức đối tác công tư vào phát triển ngành hydrogen.  

Toàn cảnh phiên họp toàn thể tại hội trường của Quốc hội

Xác định rõ phạm vi, loại hình dịch vụ mà nhà nước có thể áp dụng mô hình PPP

Về đầu tư theo mô hình đối tác công - tư (PPP), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh cho biết, mô hình PPP khá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nước ta đã có thực tiễn hơn 20 năm triển khai mô hình này, đặc biệt, kể từ khi Luật PPP có hiệu lực thi hành, mô hình đầu tư theo phương thức này đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 cho thấy, chỉ riêng trong 2 năm 2021 - 2022 đã có 24 dự án, trong đó có 10 dự án đã phê duyệt với tổng mức đầu tư khoảng 160 nghìn tỷ đồng… Thông qua phương thức này, dự kiến sẽ huy động được 96.939 tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân.

Mô hình PPP ở nước ta đã khá thành công với các dự án điện, cung cấp nước sạch, cảng hàng không, nhưng khi áp dụng với các dự án đường bộ hay y tế, đăng kiểm… thì còn nhiều bất cập như Quốc hội đang thảo luận, trong đó có việc xin thí điểm tăng tỷ trọng vốn Nhà nước tham gia dự án PPP.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số nước, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh đã chỉ ra còn vấn đề nổi lên, cần được quan tâm.

Cụ thể, trong triển khai chủ trương xã hội hoá. Đây là chủ trương đúng đắn nhưng do quá chú trọng tới lợi nhuận nên cách làm xã hội hoá ở một số ngành, lĩnh vực chưa bảo đảm tính bền vững, có hiện tượng đẩy giá lên cao hoặc cắt giảm các khâu cần thiết để cạnh tranh, chưa xác định đúng tính chất và cơ chế cung cấp dịch vụ công… dẫn đến vi phạm tại một số cơ sở y tế công lập, kiểm định xe cơ giới… Có nơi còn chưa phân định thật sự rạch ròi giữa PPP và đầu tư tư nhân thuần tuý.

Do vậy, để thực hiện tốt hơn chủ trương xã hội hóa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ xác định rõ phạm vi, loại hình dịch vụ mà nhà nước có thể áp dụng mô hình PPP, để các dịch vụ công mang tính an sinh xã hội không phải chịu áp lực lớn về lợi nhuận và không để nhà đầu tư tư nhân lợi dụng cơ chế chia sẻ rủi ro.

Liên quan đến lựa chọn dự án PPP và cách thức hỗ trợ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho biết, ở một số dự án, do vẫn còn tư tưởng coi đầu tư PPP như đầu tư công hoặc đầu tư tư nhân, nên việc lựa chọn một số dự án PPP chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đánh giá lợi thế mô hình PPP so với phương thức đầu tư khác, mà vẫn chú trọng nhiều vào xây dựng dự án, chưa bao quát hiệu quả toàn bộ vòng đời của dự án.

Bên cạnh đó, cách thức nhà nước tham gia trong các dự án PPP cũng chưa phát huy lợi thế của mô hình: từ việc quy định phần vốn nhà nước tham gia trong dự án PPP ở mức 50% tổng mức đầu tư dự án, thì nay lại đề xuất tăng tỷ lệ phần vốn nhà nước tham gia lên tới trên 70% hay có dự án phải đề nghị vốn trung ương hỗ trợ một phần hoặc chuyển toàn bộ sang đầu tư công do nhà đầu tư tư nhân không thể thu xếp vốn vay thương mại. Vì vậy, trong khâu chuẩn bị, lựa chọn dự án PPP cần xác định rõ các nghĩa vụ tham gia của khu vực công để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của phương thức đầu tư.

Về mô hình phát triển hướng trục giao thông và khai thác địa tô, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách nêu rõ, chủ trương phát triển phát triển đô thị, đường bộ, đường sắt theo mô hình hướng trục giao thông (TOD), khai thác địa tô (LVC) đã được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật và hiện đang thí điểm triển khai ở Thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình bán đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, cơ chế thanh toán ngay tiền sử dụng đất ở cũng như việc huy động giá trị tăng thêm từ đất chưa thực sự phù hợp với lộ trình, thời điểm hình thành địa tô.

Kinh nghiệm để triển khai hiệu quả mô hình này trong thời gian tới là mô hình phát triển vận tải đường sắt công cộng song song với phát triển bất động sản (R + P) của Hồng Kông, Trung Quốc. Mô hình này đã phát huy lợi thế trong kết nối phát triển kết cấu hạ tầng và hạ tầng xã hội, điều phối hài hoà lợi ích giữa các lĩnh vực khác nhau để mang lại lợi ích cao nhất cho cộng đồng. Nên nghiên cứu kỹ kinh nghiệm mô hình “hạ tầng giao thông + bất động sản”.

Cả hai nội dung chính sách nêu trên đều không thể tách rời với quá trình nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ trực tiếp thực hiện cũng như quyết tâm của các cấp chính quyền, sự đồng tình, ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Đó cũng là những vấn đề mà Chính phủ cần quan tâm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhấn mạnh.

Bảo Yến

Các bài viết khác