Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d5ed51a1-99e4-90f0-19a0-54676385eab7.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH ĐẶNG BÍCH NGỌC: GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐỂ PHÁT HUY TỐI ĐA NGUỒN LỰC, TRÁNH LÃNG PHÍ

30/10/2023

Nhận định về việc giám sát tối cao 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Đặng Bích Ngọc- Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khẳng định, việc giám sát quá trình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia để phát huy tối đa nguồn lực, tránh lãng phí; đồng thời có giải pháp kịp thời giải quyết căn cơ những vướng mắc, khó khăn...

THẢO LUẬN VIỆC TRIỂN KHAI CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ BAN HÀNH VĂN BẢN HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI BA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Kế thừa và phát huy kết quả thực hiện các chương trình này của các giai đoạn trước, Quốc hội đã tiếp tục ban hành 3 nghị quyết về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

 Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực hiện, các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn chậm, thiếu vững chắc, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình cũng như các mục tiêu kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của Nhân dân, làm giảm đi giá trị cũng như thành công của các giai đoạn trước. Vì vậy, tại Nghị quyết số 47/2022 của Quốc hội đã xác định chương trình giám sát năm 2023, quyết định lựa chọn giám sát tối cao chuyên đề này. Đây là việc làm rất cần thiết, nhằm mục đích nhận diện đầy đủ những khó khăn, những vướng mắc, nguyên nhân để tháo gỡ kịp thời, giúp cho việc thúc đẩy triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia có hiệu quả hơn.

Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Đặng Bích Ngọc - Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã có những chia sẻ về giám sát tối cao việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia cũng như những kiến nghị, đề xuất để triển khai hiệu quả các chương trình này.

Phóng viên: Đại biểu đánh giá như thế nào về việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương?

ĐBQH Đặng Bích Ngọc: Thời gian qua, việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tuy còn chậm so với tiến độ nhưng đã tạo điểm nhấn rất quan trọng như đời sống của bà con Nhân dân đã có nhiều thay đổi, bộ mặt nông thôn cũng có nhiều những điểm sáng. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những điểm nhấn trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của những nghị quyết do Quốc hội đưa ra. Đến thời điểm này, có những mục tiêu phát huy được hiệu quả trong việc nâng cao đời sống của người dân vùng dân tộc thiểu số.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc - Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, qua giám sát 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, tôi nhận thấy vẫn còn rất nhiều những khó khăn về nguồn lực, con người. Đối ngũ cán bộ triển khai các dự án trong thời gian qua từ tỉnh đến cơ sở còn hạn chế, còn yếu về năng lực, kinh nghiệm. Ví dụ như trong việc thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, cán bộ là người dân tộc ở cấp huyện, xã còn rất thiếu và yếu về năng lực, trình độ.

Ngoài ra, vấn đề mà hiện nay các địa phương đang quan tâm là việc tổ chức triển khai liên quan đến giải ngân các nguồn vốn xuất phát từ những vướng mắc từ cơ sở như cơ chế chính sách, các điều kiện để triển khai thực hiện. Đặc biệt, đối với những tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế còn khó khăn thì việc thực hiện, đối ứng với nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng là những điểm nghẽn. Đây là nguyên nhân căn cơ dẫn đến việc tổ chức triển khai dự án còn chậm và hiện nay, còn nhiều dự án, tiểu dự án có tỷ lệ giải ngân chưa đạt 10%. Những kết quả đó cũng là kênh rất quan trọng để giúp cho Quốc hội có sự đánh giá, nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trên cơ sở những yếu tố trên, Quốc hội sẽ đồng hành với Chính phủ để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình, dự án và giải quyết được căn cơ những vướng mắc, khó khăn và để mục tiêu cuối cùng là phát huy tối đa nguồn lực, tránh lãng phí.

Phóng viên: Vậy đại biểu nhìn nhận như thế nào khi Quốc hội chọn giám sát tối cao với các Chương trình mục tiêu quốc gia?

ĐBQH Đặng Bích Ngọc: Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn rất khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 và những yếu tố khách quan khác nhưng với sự quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ rất kỳ vọng việc tổ chức các chương trình mục tiêu quốc gia sẽ là điều kiện căn bản để giúp cho nền kinh tế xã hội phát triển, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn sẽ được cải thiện và góp phần thay đổi đời sống người dân.

 Các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Quốc hội cũng như Chính phủ đã thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia với sự quyết tâm, nỗ lực rất lớn. Sự chủ động trong tổ chức giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn đầu mới triển khai cho thấy sự chủ động từ sớm, từ xa của Quốc hội trong việc giám sát các chương trình, với mong muốn cùng với Chính phủ đưa những nghị quyết của Quốc hội cũng như các chương trình, dự án thật sự đi vào chiều sâu. Việc giám sát sớm sẽ là điều kiện tốt để đưa ra đánh giá, nhận định ban đầu cũng như là xem xét những vấn đề, vướng mắc, khó khăn từ cơ sở.

Do đó, việc Quốc hội chủ động giám sát những nội dung trên sẽ là cơ sở rất quan trọng để chúng ta có thể nhìn nhận, đánh giá lại các vấn đề mà như Chủ tịch Quốc hội cũng đã có ý kiến, xác định được là nguyên nhân căn cơ của những  vướng mắc, khó khăn để từ đó có những đề xuất, kiến nghị giúp cho việc triển khai các chương trình được thực hiện hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

Phóng viên: Đại biểu có thể cho biết công tác thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương gặp những khó khăn nào, vướng mắc và có đề xuất cụ thể ra sao?

ĐBQH Đặng Bích Ngọc: Hòa Bình là một tỉnh miền núi. Trong bối cảnh chung của các tỉnh tổ chức triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, người dân tỉnh Hòa Bình rất mong chờ, háo hức và cũng xác định là việc triển khai 3 chương trình mục tiêu thì cũng sẽ là một cơn gió để sẽ làm thay đổi được đời sống của Nhân dân, đặc biệt là đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội mà nguồn lực đầu tư còn hạn chế.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án tại tỉnh Hòa Bình vẫn còn rất nhiều những vấn đề khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là cơ chế chính sách với nhiều văn bản. Bên cạnh đó là một số nội dung còn chồng chéo. Ngoài ra, còn có những nội dung mà việc hướng dẫn tổ chức triển cũng chưa được rõ. Mặt khác, nguồn lực phân bổ so với yêu cầu từ thực tế của địa phương và hệ thống cán bộ làm công tác triển khai các dự án chưa đáp ứng được yêu cầu.

Theo tôi, để giải quyết những điểm nghẽn trên thì sắp tới, tỉnh Hòa Bình cần tổ chức nhiều hội nghị tập huấn kỹ năng cho đội ngũ cán bộ triển khai các dự án. Bên cạnh đó là rà soát các văn bản để các cán bộ vận dụng đúng quy định và hiệu quả. Ngoài ra, tôi cũng mong rằng, các Bộ ngành tiếp tục đồng hành để thảo gỡ những nút thắt nhằm giải ngân cao nhất nguồn lực một cách hiệu quả, không bị lãng phí trong bối cảnh đất nước còn khó khăn.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Bích Lan - Trọng Quỳnh

Các bài viết khác