Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: fcd351a1-592b-90f0-dd35-dc0ba9192927.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRỊNH XUÂN AN: KHOANH VÙNG NHỮNG NỘI DUNG TRỌNG TÂM KHI THỰC HIỆN 2 CHUYÊN ĐỀ GIÁM SÁT NĂM 2024 ĐỂ CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP XỬ LÝ KỊP THỜI, HIỆU QUẢ

02/07/2023

Để thực hiện thành công 2 chuyên đề giám sát năm 2024, đại biểu Trịnh Xuân An- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng, trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, đề xuất của Nhân dân với những vấn đề nổi cộm đang diễn ra, Đoàn giám sát nên khoanh vùng những nội dung trọng tâm để giám sát, tránh dàn trải để có những giải pháp giải quyết, xử lý kịp thời, hiệu quả...

QUỐC HỘI THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15

THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI

Sau 23 ngày làm việc, Quốc hội khóa XV đã ghi dấu ấn khi hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Với không khí làm việc rất sôi nổi, dân chủ và đoàn kết trên tinh thần trách nhiệm cao nhất, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 8 luật, 17 nghị quyết với tỷ lệ tán thành rất cao; đồng thời, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu 8 dự án luật, tiếp tục cho ý kiến lần thứ 2 đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi); thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.

Thông qua kết quả công tác lập pháp tại kỳ họp này, cho đến nay, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan đã hoàn thành 112/137 nhiệm vụ nghiên cứu lập pháp của cả nhiệm kỳ, đạt tỷ lệ 81,8%; trong đó, có 32 nhiệm vụ đã được ban hành thành luật, pháp lệnh, nghị quyết quy phạm pháp luật; 29 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024.

 Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai.

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua 2 nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội đối với 2 nội dung rất quan trọng, gồm: Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Để có thêm đóng góp vào những chuyên đề giám sát trên được hiệu quả, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trịnh Xuân An -  Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai.

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua 2 Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Đại biểu có nhận định như thế nào về việc Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề giám sát này để thực hiện trong năm 2004?

ĐBQH Trịnh Xuân An: Việc Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết giám sát trên để thực hiện trong năm 2024 đã thể hiện Quốc hội luôn đồng hành cùng Chính phủ quan tâm đến sự phát triển kinh tế và đời sống của Nhân dân. Đây là điểm đổi mới của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV, thể hiện Quốc hội không chỉ là cơ quan lập pháp, hoạch định chính sách mà còn là cơ quan xem xét các quyết nghị phải thực sự bám sát thực tiễn đời sống kinh tế-xã hội nên được cử tri và Nhân dân đánh giá cao. Quốc hội đã thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân dân thông qua hoạt động giám sát kiến tạo, giám sát đồng hành và thông qua ý nguyện của người dân để biến những chính sách đó trở thành hiện thực.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Tôi cho rằng, việc Quốc hội thông qua 2 chuyên đề giám sát trên không phải là làm khó cho Chính phủ trong điều hành mà còn là sự tư vấn, góp ý, điều chỉnh những nội dung còn chưa phù hợp cũng như phát hiện những vấn đề nào còn bất cập để có sự chỉ đạo kịp thời.

Phóng viên: Với việc Quốc hội thông qua 2 chuyên đề giám sát trên, đại biểu quan tâm đến những nội dung và có đề xuất như thế nào?

ĐBQH Trịnh Xuân An: Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia được ban hành vào thời điểm hết sức đặc biệt, cấp bách trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Theo đó, Quốc hội đã thông qua nguồn lực rất lớn, khoảng từ 4-5% GDP để thực hiện các mục tiêu đề ra.

Điều mà tôi quan tâm là những chính sách, nguồn lực mà Quốc hội ban hành đã được thực hiện, triển khai đúng mục tiêu, đối tượng hay chưa? Nếu có nội dung còn chưa phù hợp thì Quốc hội có thể điều chỉnh cho hợp lý hơn. Theo tôi, gói lãi suất 2% ưu đãi tín dụng trong Nghị quyết số 43/2022/QH15 là chưa phù hợp, chưa phát huy được hiệu quả, doanh nghiệp không tiếp cận được gói chính sách này. Ngoài ra, chương trình “Sóng và máy tính cho em” đến thời điểm này chưa triển khai được thì có thể điều chỉnh cho sát với thực tế hơn. Nếu cần thiết, chúng ta nên có sự tổng kết các chương trình, hoạt động đã triển khai để đúc rút kinh nghiệm trong việc dự phòng, giải quyết những vấn đề cho phát triển kinh tế-xã hội khác.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải (ngoài cùng bên phải) cùng các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết.

Trong Nghị quyết số 43/2022/QH15, nhiều đại biểu Quốc hội dành sự quan tâm về việc dành nguồn lực cho thực hiện các dự án phát triển giao thông đường bộ. Vì vậy, Đoàn giám sát của Quốc hội cần có sự đánh giá khách quan

Đối với việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội hiện có tính thời sự rất cao vì Quốc hội đang lấy ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật  Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Tôi cho rằng, trong việc thực hiện chuyên đề giám sát này, những vấn đề nào mà người dân, thị trường đang yêu cầu làm rõ, giải quyết thì cần được triển khai. Đặc biệt là việc cân đối trong các phân khúc, điều tiết thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội cho người dân; đồng thời tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, tránh tạo sự xung đột về bất động sản và điều tiết được nhà ở để phục vụ cho các tầng lớp Nhân dân một cách phổ quát. Ngoài ra, việc thực hiện chuyên đề giám sát còn là phát hiện, xử lý những sai phạm liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và nhà ở.

Phóng viên: Để công tác giám sát 02 chuyên đề trên thực sự hiệu quả, giải quyết kịp thời được những bất cập phát sinh thì trong quá trình triển khai, Đoàn giám sát cần chú trọng tới những việc làm gì, thưa đại biểu?

ĐBQH Trịnh Xuân An: Để công tác giám sát 02 chuyên đề trên thực sự hiệu quả, tôi cho rằng, Đoàn giám sát cần có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương, Bộ ngành, từng đối tượng chịu sự tác động của sự giám sát để triển khai công việc. Trên cơ sở lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, đề xuất của Nhân dân với những vấn đề nổi cộm đang diễn ra, Đoàn giám sát nên khoanh vùng những nội dung trọng tâm để giám sát, tránh dàn trải.

Trong quá trình giám sát, nếu thấy có những vấn đề, hoạt động nào bất cập thì cần đề nghị các địa phương, cơ quan chức năng làm rõ để có những giải pháp giải quyết, xử lý kịp thời, hiệu quả.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Bích Lan