Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 334c66a1-291a-90f0-19a0-5b4aa86149d0.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN TUẤN ANH: BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC QUYỀN SỬ DỤNG KHÔNG GIAN TRÊN KHÔNG, KHÔNG GIAN NGẦM

07/04/2023

Sáng nay (7/4), Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đóng góp ý kiến vào quá trình hoàn thiện luật, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An đề nghị định nghĩa rõ về công trình trên không và thống nhất cách hiểu với các Luật hiện hành; đồng thời bổ sung khái niệm và quy định cụ thể về công trình ngầm, các quyền sử dụng không gian trên không, không gian ngầm.

HƠN 11,6 TRIỆU LƯỢT Ý KIẾN GÓP Ý VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, ý kiến góp ý của Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã hoàn thiện Báo cáo Tổng hợp ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai, Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến Nhân dân, Báo cáo Đánh giá tác động bổ sung đối với những nội dung mới và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Bố cục của dự thảo Luật Đất đai cơ bản được giữ nguyên như dự thảo Luật đã được lấy ý kiến Nhân dân gồm 16 chương. Tiếp thu ý kiến góp ý của Nhân dân, số lượng các mục tại một số chương và số lượng các điều đã có sự thay đổi, dự thảo Luật hoàn thiện sau khi tiếp thu ý kiến Nhân dân có 16 chương, 246 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 22 điều, bỏ 12 điều.

Đóng góp ý kiến đối với dự luật, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An cho biết, dự thảo Luật có 22 Điều, khoản quy định nội dung liên quan đến môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần phải bổ sung thêm quy định liên quan đến môi trường. Theo đó, đối với nội dung sử dụng đất nông nghiệp, tại các Điều 174, 175, 176 và 178, đại biểu đề nghị rà soát, xem xét lại quy định liên quan đến bảo vệ môi trường trong các trường hợp sử dụng đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp để ngăn chặn việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học làm ô nhiễm, suy thoái đất trong thời gian qua.

Đối với đất chưa sử dụng, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị cần có thêm quy định duy trì, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên nhằm bảo đảm chất lượng đất không bị suy giảm. Mặt khác, về quy định thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai tại Điều 77, đại biểu nhận thấy chưa có quy định nào liên quan đến thu hồi đất do vi phạm pháp luật về môi trường. Do đó, đại biểu đề nghị rà soát và bổ sung quy định về thu hồi đất do vi phạm pháp luật về môi trường cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu về bảo vệ môi trường hiện nay. Về quan hệ giữa giá đất và chất lượng môi trường, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nhận thấy, giá đất chịu sự phân phối rất lớn về chất lượng môi trường. Quan hệ này có thể được hiểu, nếu chất lượng môi trường tốt thì giá đất cao và ngược lại. Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị nghiên cứu quy định nội dung này trong điểm d, khoản 2, Điều 154 của dự thảo Luật.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An

Quan tâm tới quy định về đất sử dụng đa mục đích, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nhận thấy, đây là quy định mới so với Luật Đất đai 2013 và thực tiễn thời gian qua đã có nhiều dự án xây dựng công trình, trong đó đất được sử dụng đa mục đích như dự án Trung tâm thương mại kết hợp làm nhà ở, văn phòng cho thuê; dự án phục vụ hoạt động vận tải đường sắt và thương mại dịch vụ tại Ga đường sắt,… Ngoài ra, báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại các khu xử lý chất thải rắn tập trung cho thấy có phát sinh nhu cầu sử dụng đất công trình xử lý chất thải rắn kết hợp với mục đích xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện. Việc đầu tư xây dựng trên đất hỗn hợp rất đa dạng, thường do chủ đầu tư đề xuất rất khó trong quản lý, gây áp lực về quy mô dân số, về hạ tầng kinh tế - xã hội và gây áp lực về giao thông. Việc quy định đất cùng lúc có quá nhiều mục đích sử dụng cũng sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai nói chung và thực hiện nghĩa vụ tài chính nói riêng.

Từ phân tích trên, đại biểu đề nghị cần có quy định cụ thể tại Điều 210 hoặc bổ sung quy định mới để khống chế số lượng các chức năng sử dụng, từ đó có căn cứ quản lý, tránh làm mất cân đối trong việc sử dụng đất; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cụ thể, đầy đủ hơn trong dự thảo Luật về các loại đất được sử dụng đa mục đích. Cần có quy định cụ thể hơn về “mục đích sử dụng đất chính” trong việc sử dụng đất đa mục đích; đồng thời bổ sung các quy định cụ thể về nguyên tắc xác định nghĩa vụ tài chính đối với người sử dụng đất đa mục đích.

Theo đại biểu, dự thảo Luật lấy ý kiến Nhân dân quy định nội dung liên quan đến Không gian sử dụng đất, đất xây dựng công trình ngầm, đất xây dựng công trình trên không. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật mới đã bỏ nội dung này, chỉ còn một số quy định liên quan như khoản 5 Điều 9 quy định “Phát triển công trình ngầm, công trình trên không theo quy hoạch”; điểm l khoản 3 Điều 75 quy định “Thu hồi phần diện tích đất trên bề mặt để phục vụ xây dựng công trình ngầm”; điểm o khoản 4 Điều 120 quy định “Cho thuê đất xây dựng công trình ngầm có mục đích kinh doanh”. Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho rằng quy định như vậy chưa bảo đảm tính toàn diện của vấn đề. Do đó, đề nghị xem xét, bổ sung lại quy định về Không gian sử dụng đất, đất xây dựng công trình ngầm, công trình trên không vì đây là yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước và cũng là xu thế phổ biến trong quy hoạch và xây dựng trên thế giới hiện nay.

Cùng với đó, đề nghị định nghĩa rõ về công trình trên không và thống nhất cách hiểu với các Luật hiện hành vì Luật Xây dựng hiện nay không có quy định “công trình trên không”; bổ sung khái niệm và quy định cụ thể vào Luật về công trình ngầm, các quyền sử dụng không gian trên không, không gian ngầm; làm rõ việc phát triển công trình ngầm, công trình trên không được quy định tại khoản 5 Điều 9 là theo quy hoạch nào? Trường hợp Chính phủ tiếp tục trình phương án bỏ các quy định về nội dung trên trong dự thảo Luật Đất đai thì cần làm rõ cách giải quyết vấn đề bất cập trong thực tế liên quan đến công trình ngầm, công trình trên không của các luật chuyên ngành về xây dựng, quy hoạch đô thị. Nếu không quy định ngay mà chờ việc sửa đổi, bổ sung các luật khác thì có sớm giải quyết, tháo gỡ các vấn đề vướng mắc trong thực tiễn liên quan đến các công trình này hay không?

Để bảo đảm tính lâu dài của Luật, các quy định cần phải được xem xét thấu đáo, dự báo các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai, đặc biệt là các vấn đề mang tính xu thế phát triển của thế giới. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát, bổ sung các quy định cần thiết, ví dụ như công trình trong lòng núi thuộc loại công trình nào và nên được quy định như thế nào trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)?

Minh Thành

Các bài viết khác