Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d13f67a1-b920-90f0-dd35-d3333de69da4.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN KHÁNH THU: CẦN THỐNG NHẤT QUY ĐỊNH VỀ DINH DƯỠNG TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

06/01/2023

Tham gia góp ý hoàn thiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Hội trường chiều 06/01, Đại biểu Trần Khánh Thu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đề nghị Ban soạn thảo cần thống nhất về vấn đề Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh.

TỔNG THUẬT CHIỀU 06/01: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ ÁN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (SỬA ĐỔI)

, Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) tham gia góp ý hoàn thiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) 

Theo đại biểu Trần Khánh Thu, Điều 67 của Dự thảo Luật quy định về Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng giữa 2 khoản đang có sự không thống nhất với nhau.

Cụ thể, tại khoản 1 của Điều 67 quy định: Dinh dưỡng trong khám bệnh chữa bệnh là hoạt động dinh dưỡng lâm sàng. Nhưng tại khoản 2 Điều 67 của Dự thảo Luật quy định: Nội dung của hoạt động dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng không bao gồm hoạt động “chỉ định điều trị hay can thiệp điều trị”.
Hiện nay theo hướng dẫn của thông lệ quốc tế thì Dinh dưỡng lâm sàng là tổng hợp các hoạt động Khám, đánh giá, chẩn đoán, chỉ định điều trị, can thiệp điều trị, theo dõi, tiên lượng về dinh dưỡng trên 1 người bệnh và đã được biên soạn thành guideline áp dụng ở các bệnh viện từ trên 20 năm nay.

Đại biểu Trần Khánh Thu cho biết, tại Việt Nam, trước Luật Khám bệnh, chữa bệnh chưa có quy định thì hoạt động dinh dưỡng lâm sàng (trong đó chỉ định chế độ ăn cho người bệnh) đã được quy định tại quy chế hoạt động khoa Dinh dưỡng Bệnh viện trong mục 28 phần 5 Quy chế Bệnh viện do Bộ Y tế ban hành năm 1997. Và gần đây nhất Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 18/2020 có hiệu lực từ 1/1//2021 thay thế Thông tư 08 quy định về Hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện bao gồm đầy đủ các hoạt động cũng như công việc một người cán bộ dinh dưỡng.

Đại biểu cho rằng suy dinh dưỡng trong cộng đồng đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thể chất của người Việt Nam nhưng suy dinh dưỡng trong bệnh viện còn đáng báo động hơn rất nhiều. Theo nghiên cứu từ các bệnh viện trong nước, suy dinh dưỡng bệnh nhân trong bệnh viện chiếm từ 40-50% (Gặp cả ở người trưởng thành và trẻ em); nên việc điều trị suy dinh dưỡng không chỉ thực hiện thông qua việc bổ sung các khoáng chất, vi chất, Vitamin, acid amin, potein,… mà người bệnh thiếu hụt như trong báo cáo đã nêu. Trong thực tế, có những người bệnh không bị suy dinh dưỡng, không bị thiếu hụt các chất mà vẫn rất cần chế độ dinh dưỡng phù hợp bệnh lý. Nên nếu chỉ dừng ở tư vấn và hướng dẫn thì không đủ cơ sở, căn cứ pháp lý cho cán bộ y tế làm nhiệm vụ.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). 

Đại biểu Trần Khánh Thu nhấn mạnh, dinh dưỡng lâm sàng thực sự là một ngành khoa học có tác dụng trực tiếp tới nhiều căn bệnh có nguyên nhân. Can thiệp dinh dưỡng đã và đang được thực hiện, là liệu pháp điều trị thực hiện bởi các chuyên gia dinh dưỡng được đào tạo. Hoạt động điều trị dinh dưỡng trong bệnh viện là hoạt động ngăn ngừa làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng bệnh viện để giảm tỷ lệ biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong, giảm ngày điều trị và giảm chi phí điều tri cho người bệnh chứ không chờ người bệnh suy dinh dưỡng mới điều trị.

Chính vì vậy, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị chỉnh lý điểm a khoản 2 Điều 67 như sau: a) Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, phân loại mức độ suy dinh dưỡng, tư vấn, chỉ định chế độ dinh dưỡng điều trị phù hợp bệnh lý, tình trạng dinh dưỡng, tiêu hóa và hấp thu, theo dõi tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nội trú trong quá trình điều trị.

Về quy định Bồi thường khi xảy ra tai biến y khoa tại Điều 102, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị sửa lại như sau: ”Trường hợp xảy ra tai biến y khoa cho người bệnh, cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm bồi thường cho người bệnh theo quy định của pháp luật trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 100 của Luật này”.

Về thẩm quyền của Nhà nước trong định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị phương án 2. Cụ thể: Nhà nước (Bộ Y tế) quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thanh toán bằng bảo hiểm y tế theo lộ trình, phù hợp khả năng ngân sách nhà nước và chi trả của người dân. Đối với giá khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo cơ chế thị trường với nguyên tắc, căn cứ định giá quy định tại Luật này và phương pháp định giá do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành cần tôn trọng nguyên tắc thị trường có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Theo đại biểu Trần Khánh Thu, hiện nay hầu hết các đơn vị y tế công lập, đặc biệt các Bệnh viện được trao quyền tự chủ, vừa phải đảm bảo mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe, vừa hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; Cơ chế tự chủ gắn liền với việc tự chịu trách nhiệm trong quản lý điều hành. Giá dịch vụ y tế đối với ngành y tế, đặc biệt là giá dịch vụ khám, chữa bệnh có vai trò to lớn trong việc thực hiện tự chủ tài chính y tế. Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu tại cơ sở y tế là các dịch vụ do đơn vị cung cấp trên cơ sở tự nguyện, theo yêu cầu của người bệnh hoặc người nhà người bệnh, với trình độ chuyên môn kỹ thuật và chất lượng phục vụ cao để đáp ứng đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của người dân trong nước và người ngoài nước.

Đối với việc xây dựng và ban hành giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu theo hướng giá cả phù hợp với giá trị. Đại biểu Trần Khánh Thu cho rằng, tùy theo từng chuyên ngành, từng nhóm, loại dịch vụ mà xây dựng phương án chi phí của các dịch vụ và quyết định mức giá của từng dịch vụ theo nguyên tắc tính đủ các chi phí và có tích lũy để tái đầu tư, giá dịch vụ gắn với chất lượng dịch vụ, phù hợp với thị trường và khả năng chi trả của các nhóm đối tượng khám, chữa bệnh theo yêu cầu.

Người Bệnh có thẻ BHYT khi sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ BHYT theo quy định và sẽ thanh toán phần chênh lệch giữa chi phí dịch vụ theo yêu cầu và BHYT người bệnh tự chi trả. Bệnh viện thỏa thuận, thống nhất với người bệnh trước khi thực hiện dịch vụ theo yêu cầu trên cơ sở công khai, minh bạch./.

Trọng Quỳnh

Các bài viết khác