Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 984566a1-f9b2-90f0-dd35-def9a779734e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH CHÂU QUỲNH DAO: CẢI CÁCH THỂ CHẾ VĂN HÓA PHẢI ĐỒNG BỘ VỚI CẢI CÁCH THỂ CHẾ Ở NHIỀU LĨNH VỰC KHÁC

16/12/2022

Đại biểu Châu Quỳnh Dao – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang cho rằng, cải cách thể chế văn hóa phải đồng bộ với cải cách thể chế ở nhiều lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị, khoa học - kĩ thuật, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... Phát triển văn hóa - xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.

ĐBQH NGUYỄN THỊ SỬU: KỲ VỌNG NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ TRONG CẢI CÁCH THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH VỀ VĂN HÓA

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: ĐƯA VĂN HÓA TRỞ THÀNH SỨC MẠNH NỘI SINH, ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN

ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: CẦN NHIỀU CHÍNH SÁCH ĐỒNG BỘ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH VĂN HÓA Ở ĐỊA PHƯƠNG

Hội thảo Văn hóa 2022, với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” được tổ chức ngày 17/12/2022 tại tỉnh Bắc Ninh. Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tỉnh Bắc Ninh tổ chức.

Trao đổi với phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội, đại biểu Châu Quỳnh Dao – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang cho rằng, cải cách thể chế văn hóa phải đồng bộ với cải cách thể chế ở nhiều lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... Phát triển văn hóa - xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.

Phóng viên: Thưa đại biểu, thời gian qua, nền văn hóa của nước ta đã có những thành tựu nổi bật gì? Đâu là những thách thức khó khăn?

ĐBQH Châu Quỳnh Dao: Văn hóa có tác động rất lớn đến đời sống tinh thần, tư tưởng, đạo đức, lối sống của người dân. Nó có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Vì thế, Đảng ta luôn nhấn mạnh, văn hóa chính là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.


Đại biểu Châu Quỳnh Dao – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang.

Khách quan mà nói, khi tổng kết việc thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020, bản thân tôi rất trân trọng những thành tựu mà chúng ta đã đạt được. Đó là các văn bản pháp lý về quản lý văn hóa của nước ta nhìn chung từng bước được hoàn thiện; nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa phù hợp với tình hình mới. Các chiến lược phát triển văn hóa đã được phê duyệt, làm căn cứ để triển khai các hoạt động văn hóa trong thực tiễn. Thực tế, chúng ta thấy các sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng, thể nghiệm nhiều phương thức, hình thức biểu đạt mới; một số tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, mỹ thuật;… đã nhận được giải thưởng cao trong nước và quốc tế.

Nhiều phong trào, cuộc vận động văn hóa được thực hiện, điều này góp phần tạo môi trường văn hóa, bảo vệ và phát huy những giá trị nhân văn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chủ trương “xã hội hóa” hoạt động văn hóa có ý nghĩa thiết thực, bước đầu huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội đóng góp cho sự phát triển văn hóa Việt Nam vốn rất dồi dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao trên nhiều phương diện, được công nhận cả ở tầm khu vực và quốc tế.

Thành tựu quan trọng nữa phải khẳng định là văn hóa, từ một lĩnh vực bị xem là chủ yếu mang nặng yếu tố tuyên truyền đang dần trở thành một lĩnh vực có giá trị kinh tế, mang lại lợi nhuận cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hơn nữa, vấn đề hợp tác quốc tế về văn hóa được chú trọng, góp phần tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới, tạo nên “sức mạnh mềm” cho đất nước… Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong thời kỳ hội nhập, nền văn hóa của chúng ta đang đứng trước những khó khăn thách thức. Chẳng hạn như:

Thứ nhất, thể chế văn hóa tuy có quan tâm nhưng nhìn chung còn chậm đổi mới, thiếu đồng bộ. Việc ban hành luật vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khiếm khuyết. Một số văn bản quản lý vừa được ban hành đã có những bất cập, đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thực tiễn. Do đó, khó khăn, thách thức đầu tiên phải kể đến chính là việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về văn hóa.

Thứ hai, về tư duy quản lý văn hóa vẫn còn bất cập, chưa thúc đẩy nền văn hóa thực sự phát triển. Đồng thời, nguồn nhân lực cho sự phát triển văn hóa vẫn còn yếu và thiếu các kỹ năng chuyên môn và quản lý, đặc biệt là kỹ năng quản trị kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng nền công nghiệp văn hóa hội nhập với thế giới.

Thứ ba, nền kinh tế nước ta phát triển chưa bền vững, tất nhiên có những ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển các mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Chẳng hạn như ngân sách đầu tư cho văn hóa vẫn chưa tương xứng với vai trò, vị trí của văn hóa trong phát triển.

Thứ tư, các sản phẩm văn hóa Việt Nam vẫn chưa thực sự sáng tạo, phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của công chúng, năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế. Bởi trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số, của công nghệ truyền thông đa phương tiện và kĩ thuật số, …buộc lĩnh vực văn hóa cần tạo ra sự khác biệt tạo ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo, đa dạng.

Thứ năm, qua những câu chuyện buồn mà báo chí phản ánh gần đây, một thách thức lớn buộc chúng ta phải suy ngẫm đó là bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị phai nhạt. Nhiều dân tộc thiểu số đã và đang mất dần những nét văn hóa đặc sắc trong tiến trình phát triển, hội nhập. Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng trái với thuần phong mỹ tục, ngoại lai. Văn hóa ứng xử nơi công cộng, trong công sở, trong gia đình, nhà trường có nhiều bất cập. Các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, tội phạm có chiều hướng gia tăng... Sự suy thoái về tư tưởng, xuống cấp về đạo đức, tha hóa về lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ…

Phóng viên: Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức đang đến rất gần. Đại biểu có đánh giá như thế nào về nội dung chủ đề của Hội thảo đặt trong bối cảnh phát triển văn hóa ở nước ta hiện nay?

ĐBQH Châu Quỳnh Dao: Từ nỗi băn khoăn, trăn trở trước những khó khăn, thách thức mà nền văn hóa Việt Nam đang đối mặt, tôi rất háo hức và kỳ vọng rất nhiều về kết quả Hội thảo Văn hóa 2022 sẽ đem lại. Bởi chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” đã thể hiện được quyết tâm, tinh thần trách nhiệm của những nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các nhà quản lý,… trong việc giải quyết hiệu quả những khó khăn, thách thức của nền văn hóa Việt Nam mà tôi vừa đề cập ở trên.

Phóng viên: Theo đại biểu, chúng ta cần có những giải pháp nào để xây dựng nền công nghiệp văn hoá hội nhập với thế giới, đặc biệt là chú trọng tới cải cách thể chế, chính sách pháp luật?

ĐBQH Châu Quỳnh Dao: Theo tôi, có rất nhiều giải pháp để xây dựng nền công nghiệp văn hoá hội nhập với thế giới, trong đó chúng ta phải chú trọng tới cải cách thể chế, chính sách pháp luật. Bởi đây là một trong những giải pháp căn cơ, mang yếu tố quyết định. Để cải cách, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, chúng ta cần tiếp tục đổi mới tư duy lãnh đạo văn hóa theo hướng cởi mở, phát huy tính sáng tạo, chủ động của các chủ thể văn hóa. Chuyển đổi mô hình từ quản lý tập trung sang mô hình phân cấp quản lý văn hóa phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Theo đó, Nhà nước bảo đảm vai trò điều hành và quản lý vĩ mô của mình đối với văn hóa, tập trung phát triển hệ thống thể chế, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trọng yếu, phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý văn hóa;... Đồng thời, giao quyền cho các cấp quản lý văn hóa, giao quyền tự chủ cho các ngành cụ thể, phân công trách nhiệm cụ thể, có chế độ giám sát việc sử dụng tài sản văn hóa Nhà nước và yêu cầu các đơn vị văn hóa phải nghiêm túc chấp hành pháp luật và tuân theo quy luật kinh tế thị trường.

Thứ hai, phải xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm của các tổ chức văn hóa, nghệ thuật khi sáng tạo và sản xuất các sản phẩm văn hóa phục vụ cộng đồng, xã hội.

Thứ ba, cải cách thể chế văn hóa phải đồng bộ với cải cách thể chế ở nhiều lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị, khoa học - kĩ thuật, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... Phát triển văn hóa - xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.

Thứ tư, cần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở gia đình, nhà trường, xã hội để tạo điều kiện phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Chú trọng đổi mới giáo dục ở mọi cấp học, bậc học, trong đó nhấn mạnh vào các môn học về đạo đức, nghệ thuật và sáng tạo.

Thứ năm, đầu tư nguồn lực hợp lý cho văn hóa, nhất là nguồn nhân lực. Tuyệt đối không để cán bộ không có chuyên môn, hay uy tín thấp thì chuyển sang phụ trách công tác văn hóa.

Bên cạnh đó cần thực hiện tốt và đổi mới công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và tạo chuyển biến thành hành động của cả xã hội trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam…

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Bích Lan