Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e6a219a1-f9a1-90a9-5115-ae156c508dbe.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH VŨ TIẾN LỘC: GIỮ NGUYÊN TÊN GỌI LÀ LUẬT HỢP TÁC XÃ

29/11/2022

Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng cần giữ nguyên tên gọi là Luật Hợp tác xã- một tên đi vào lịch sử, đã trở thành một thương hiệu của nền kinh tế Việt Nam.

QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ LUẬT HỢP TÁC XÃ (SỬA ĐỔI)

Giữ nguyên tên gọi là Luật Hợp tác xã

Về tên gọi của Luật Hợp tác xã, đại biểu Vũ Tiến Lộc mong muốn giữ nguyên tên gọi là Luật Hợp tác xã. Với các lý do chủ yếu sau đây:

Một là, hợp tác xã và các hình thức liên kết của hợp tác xã, như Liên hiệp Hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã hay chúng ta định đưa thêm một chế định mới là Liên hiệp hợp tác xã nhưng trên thực tế chỉ là các hình thức liên kết của hợp tác xã. Loại hình tổ hợp tác cũng là hình thức sơ khai của hợp tác xã. Cho nên khi chúng ta dùng tên gọi là Luật Hợp tác xã, tôi nghĩ là đủ bao trùm tất cả các chủ thể mà chúng ta định quy định trong luật này.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội

Thứ hai, tên gọi là tổ chức kinh tế hợp tác hay tổ chức hợp tác là một tên không có trong Hiến pháp và trong Luật Dân sự. Bây giờ chúng ta đưa vào luật một tên không có trong Hiến pháp, không có trong Luật Dân sự thì chúng ta cũng nên cẩn trọng.

Thứ ba, tên gọi của hợp tác xã hay điều lệ hợp tác xã hay Luật Hợp tác xã, v.v. đã là một tên đi vào lịch sử, đã trở thành một thương hiệu của nền kinh tế Việt Nam, rất nhiều đại biểu đã phân tích điều đó rồi. Có thể nói rằng, tên đó đã đi suốt trong chiều dài lịch sử của chúng ta và đã trở thành một một hình thái tổ chức trong nền kinh tế, có những đóng góp to lớn vào cuộc chiến tranh để bảo vệ đất nước của chúng ta và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm qua, hình thức này cần phải tiếp tục phát huy trong thời gian tới. Nếu chúng ta kế thừa được tên này, sử dụng tên Luật Hợp tác xã thì chúng ta kế thừa được toàn bộ lịch sử của phong trào hợp tác xã của nước ta.

Thứ ba, người đã có công lao đưa tư tưởng hợp tác xã, mô hình hợp tác xã vào Việt Nam chính là Bác Hồ. Bác đã viết về hợp tác xã, dành hẳn một chương trong Đường cách mạng năm 1927 và suốt trong cuộc đời Bác, Bác luôn luôn quan tâm, chỉ đạo phong trào hợp tác xã. Chúng ta biết rằng, ngày 28/4/1996 Quốc hội chúng ta thông qua Điều lệ tóm tắt hợp tác xã nông nghiệp và chính Bác Hồ đã viết lời giới thiệu cho điều lệ này. Chúng ta cũng hết sức xúc động khi vào thăm khu di tích của Chủ tịch chúng ta thấy là trên bàn làm việc của Bác trước lúc ra đi là cuốn Điều lệ tóm tắt của hợp tác xã nông nghiệp của nước ta. Như vậy, nó như là một thông điệp mà Bác để lại cho đời sau là phải hết sức quan tâm đến khu vực này. Đây chính là một mô hình vừa thể hiện bản chất của nền kinh tế thị trường, lại vừa thể hiện được tính chất xã hội chủ nghĩa của một nền kinh tế mà chúng ta đang theo đuổi. Do đó, giữ lại tên là hợp tác xã cũng là tên mà Bác Hồ đã dùng và Đảng ta đã dùng trong những năm qua và nó vẫn bao trùm được tất cả những nội dung mà chúng ta định đề cập trong luật này.

Chưa nhất thiết phải thành lập các các Liên đoàn hợp tác xã theo ngành hàng

Về vấn đề Liên đoàn hợp tác xã có nên đưa vào quy định trong luật này hay chưa. Quan điểm cá nhân đại biểu đề nghị là chưa nên đưa, bởi vì Nghị quyết của Đảng mới nói là thí điểm, chưa nói là chúng ta thể chế hóa. Chính vì vậy cho nên, chúng ta nên tổ chức thí điểm, có thực tiễn của Việt Nam sau đó chúng ta sẽ đưa vào luật, như vậy sẽ phù hợp hơn, mặc dù trên thế giới hình thức này là khá phổ biến nhưng ở Việt Nam thì chúng ta chưa có thực tiễn.

Đại biểu cũng phân tích thêm, chúng ta đã có hệ thống liên minh hợp tác xã các cấp khá mạnh và thứ hai là chúng ta có hệ thống các hiệp hội doanh nghiệp theo ngành hàng cũng rất mạnh, có đến 400 hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức ngành hàng trong cả nước và các hợp tác xã hoàn toàn có thể tham gia vào các hiệp hội ngành hàng này để nói lên tiếng nói của họ đối với phát triển các ngành hàng và liên kết thúc đẩy ngành hàng đó và hợp tác xã gắn kết với doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển các ngành hàng. Cho nên, trong nền kinh tế nước ta và trong bối cảnh hiện nay chưa nhất thiết phải thành lập các các Liên đoàn hợp tác xã theo ngành hàng.

Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng, trong luật này cần tiếp tục thể chế một chủ trương rất quan trọng của Đảng ta là xã hội hóa các dịch vụ công, việc gì mà các tổ chức xã hội làm được, doanh nghiệp làm được, hợp tác xã làm được thì hãy để cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức xã hội làm. Như vậy thì quá trình xã hội hóa các dịch vụ công và chuyển giao một số chức năng của Nhà nước cho các tổ chức xã hội là hướng mà chúng ta phải thể hiện và đặc biệt đối với khu vực kinh tế hợp tác xã, vì suy cho cùng thì hệ thống liên hiệp hợp tác xã cũng chính là hệ thống các tổ chức, cơ quan mà Nhà nước ta lập ra.

Có 2 chức năng của Nhà nước ở đây, một là chức năng quản lý hành chính nhà nước, một số nhiệm vụ hoàn toàn có thể ủy quyền cho hợp tác xã thực hiện nếu nó liên quan đến hợp tác xã. Đặc biệt là khối dịch vụ công, các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh của hợp tác xã như là các Quỹ hỗ trợ phát triển hay là Quỹ hỗ trợ về khoa học, công nghệ hay là các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, v.v., chúng ta hoàn toàn có thể ủy quyền và chuyển giao từ cơ quan nhà nước sang cho Liên minh Hợp tác xã. Đồng thời với đó là chúng ta tăng cường năng lực của liên minh hợp tác xã để đảm bảo thực hiện được điều này, nó sẽ như một mũi tên trúng nhiều đích. Một mặt, các cơ quan nhà nước thì trung ương, địa phương tập trung vào nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, quản lý vĩ mô, tạo môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp hay hợp tác xã phát triển. Một mặt chúng ta giảm được biên chế thì sẽ tăng được tiền lương và sẽ đảm bảo được đời sống cán bộ, nhân viên.

Ngoài ra, chúng ta phát huy cao độ vai trò các tổ chức xã hội để tham gia vào công tác quản lý nhà nước, tham gia vào việc phục vụ cho sự phát triển của xã hội, đảm bảo rằng các liên minh các xã có thể gắn kết chặt chẽ hơn với các hội viên của họ, tập hợp các hội viên của họ, hướng dẫn thúc đẩy sự phát triển các hội viên của họ theo đường lối của Đảng. Trong này có điều gì, nội dung gì có thể chuyển giao cho hợp tác xã thì nên chuyển giao, ví dụ Quỹ hỗ trợ phát triển hay ngay cả dịch vụ kiểm toán cũng nên tạo điều kiện giao cho Liên minh Hợp tác xã tổ chức hỗ trợ cho các hội viên của mình.

Hồ Hương