Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 566866a1-f90f-90f0-19a0-5f9b53fc5b22.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NGUYỄN VĂN HIỂN: TÍCH CỰC HUY ĐỘNG CHUYÊN GIA THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI

31/08/2022

Phát biểu tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, thời gian qua, các cơ quan đã tích cực huy động các chuyên gia, nhà khoa học tham gia vào quá trình lập pháp ở tất cả các khâu. Qua đó, tăng tính phản biện, tính khoa học, nâng cao chất lượng của các dự án luật.

Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch sso 81/KH-UBTVQ15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Nhiều đổi mới thiết thực và hiệu quả

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Ngày 14/10/2021 Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 19-KL/TW về định hướng Chương trình Xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV theo đề nghị của Đảng đoàn Quốc hội. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 về triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW cuar Bộ Chính trị Đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện của Chính phủ, các bộ, cơ quan hữu và báo cáo tham luận của các cơ quan của Quốc hội. Đồng thời, thảo luận các yêu cầu, nội dung triển khai công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra các tháng cuối năm 2022 và năm 2023;  đánh giá những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2022, năm 2023; từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để hoàn thành việc thực hiện bảo đảm chất lượng, tiến độ.

Phát biểu tại hội nghị về tình hình ban hành các quy định huy động chuyên gia, nhà khoa học vào hoạt động lập pháp để thực hiện Kế hoạch số 81, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế và cơ chế huy động chuyên gia, nhà khoa học tham gia vào hoạt động lập pháp. Theo đó, ngày 16/2/2022 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 15 có quy định về sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó xác định rõ các nguyên tắc về sử dụng chuyên gia, tiêu chuẩn, điều kiện chuyên gia, nhiệm vụ, quyền hạn của chuyên gia, chế độ, hình thức và mức thù lao chi trả cho chuyên gia. Văn phòng Quốc hội cũng đã ban hành Quyết định số 32 điều chỉnh các định mức chi trong Nghị quyết 524 và có quy định rất rõ về các định mức chi cho việc thuê khoán chuyên gia, nhà khoa học như các bài viết tham luận tham gia hội thảo, tọa đàm, viết chuyên đề. Ngoài ra, tại Nghị định số 154 của Chính phủ cũng đã quy định về nguyên tắc cơ chế huy động chuyên gia.

Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển phát biểu tại hội nghị

Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp khẳng định, những văn bản này bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý rất quan trọng cho việc huy động chuyên gia, nhà khoa học tham gia tích cực vào công tác lập pháp nói chung và của Quốc hội nói riêng.

Theo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tích cực huy động các chuyên gia, nhà khoa học tham gia vào quá trình lập pháp ở tất cả các khâu của quy trình lập pháp, như tham gia các phiên thẩm tra, tham gia các hoạt động khảo sát, tọa đàm khoa học và tham vấn ý kiến chuyên gia độc lập với nhiều hình thức khác nhau, với tinh thần cầu thị, khoa học và hiệu quả.

Đặc biệt, trong thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao nhiệm vụ và các cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án luật đã phối hợp chặt chẽ với Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Viện Nghiên cứu lập pháp và các cơ sở khoa học tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo khoa học tham vấn ý kiến chuyên gia độc lập. Trong đó, mỗi dự án luật trình Quốc hội đều có ít nhất từ 2 đến 3 tọa đàm, hội thảo khoa học, chuyên gia có ý kiến tham vấn độc lập vào các dự án luật này.

Đối với các dự án luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho ý kiến, các tọa đàm, hội thảo đều có ý kiến sâu và toàn diện các vấn đề của dự án luật, như ý kiến vào việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng vào các dự án luật, cho ý kiến về các chính sách, các nhóm chính sách và thể chế hóa các chính sách này trong các dự án luật, cho ý kiến về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các vấn đề lý luận, thực tiễn lớn và kinh nghiệm quốc tế cần xử lý trong dự án luật, góp ý cụ thể vào các chương, điều khoản cụ thể.

Đối với các dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu thì các hội thảo, tọa đàm, chuyên gia tập trung vào những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau, đặc biệt là những vấn đề còn đang vướng mắc, chưa rõ về mặt lý luận, thực tiễn cũng như kinh nghiệm quốc tế và cần có các giải pháp xử lý cụ thể trong dự án luật.

Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp nêu rõ, chỉ tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, Viện nghiên cứu lập pháp đã phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra với cơ quan trình dự án luật tổ chức 21 hội thảo khoa học, tọa đàm chuyên gia độc lập, phục vụ cho các dự án luật, nghị quyết, pháp lệnh trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các ý kiến chuyên gia, nhà khoa học có hàm lượng khoa học rất tốt, được Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra và các vị đại biểu Quốc hội đánh giá rất tích cực, nhiều ý kiến kiến nghị được Ban soạn thảo và cơ quan trình, chủ trì thẩm tra nghiên cứu và tiếp thu. Điều này góp phần tích cực vào quá trình nâng cao hiệu quả của quy trình lập pháp, tăng tính phản biện, tính khoa học trong quy trình lập pháp, nâng cao chất lượng của các dự án luật trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp nhấn mạnh. Đồng thời cho biết, trong thời gian tới Viện sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để tổ chức các tọa đàm, hội thảo phục vụ cho các dự án luật trình tại Kỳ họp thứ 4.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả cơ chế huy động chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình xây dựng pháp luật, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục có giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm huy động chuyên gia, nhà khoa học tham gia tích cực vào quy trình lập pháp. Đặc biệt là về chế độ, chính sách đối với chuyên gia, nhà khoa học.

Các cơ quan trình dự án luật cần tuân thủ nghiêm thời gian gửi hồ sơ dự án luật cho các cơ quan của Quốc hội theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để các chuyên gia, nhà khoa học có cơ hội tiếp cận sớm dự án luật này, nâng cao chất lượng thẩm vấn chuyên gia.

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cần chủ động phối hợp sớm chặt chẽ, thường xuyên với Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp trong vấn đề huy động chuyên gia. Cùng với đó là có sự quan tâm hướng dẫn và bảo đảm chế độ kinh phí cơ sở vật chất bảo đảm các hoạt động của chuyên gia từ phía Văn phòng Quốc hội./.

Bảo Yến

Các bài viết khác