Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a86c62a1-f94b-90f0-19a0-58817ffd3df8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ HÀ: ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CƠ SỞ TRỢ GIÚP CHO ĐỐI TƯỢNG ĐẶC THÙ LÀ TRẺ EM BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

18/08/2022

Góp ý vào Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh cho rằng dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) hiện đang tập trung vào các giải pháp hỗ trợ người bị bạo lực là người lớn với các giải pháp truyền thống hòa giải, chấm dứt bạo lực mà chưa cân nhắc đến đối tượng đặc thù là trẻ em trực tiếp bị bạo lực gia đình.

ĐBQH Đoàn Thị Lê An: Làm rõ chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTSMN

Góp ý vào Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh tán thành sự cần thiết ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) cũng như các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án luật như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Đề nghị bổ sung hành vi bạo lực trên không gian mạng

Để dự án Luật hoàn thiện hơn, đại biểu Nguyễn Thị Hà góp ý quy định về hành vi bạo lực gia đình. Điều 4 khoản 1 điểm k quy định "hành vi phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi chưa được sự đồng ý của người đó, trường hợp là trẻ em thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ là hành vi bạo lực gia đình". Theo đại biểu Nguyễn Thị Hà, Ban soạn thảo cần xem xét lại nội dung này cho sát với thực tiễn, bởi lẽ, trong thời đại công nghệ 4.0, với sự đa dạng các nền tảng xã hội cùng nhu cầu chia sẻ thông tin, hình ảnh trên các nền tảng ấy sẽ có nhiều trường hợp người thân trong gia đình chia sẻ những hình ảnh tình cảm vui tươi, trong sáng mà không hỏi ý kiến hết tất cả các thành viên trong gia đình.

Cũng trong quy định này, trường hợp là trẻ em phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, tuy nhiên, tại Điều 6 khoản 11 của Luật Trẻ em 2016 lại quy định về các hành vi nghiêm cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Hà đề nghị cần thống nhất quy định liên quan đến trẻ em ở cả 2 luật bằng cách sửa theo Điều 6 khoản 11 của Luật Trẻ em 2016. Cũng trong quy định về các hành vi bạo lực gia đình tại Điều 4 của dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Hà đề nghị bổ sung hành vi bạo lực trên không gian mạng.

“Hiện nay, chúng ta dễ thấy những câu chuyện đưa xấu nhau trên mạng khi người ta không vừa lòng nhau, đây cũng là bạo lực và tôi nghĩ bạo lực này còn khủng khiếp hơn nội hàm bên trong nội bộ gia đình. Đối với bản thân người bị bêu xấu họ sẽ rất ngại người khác biết những câu chuyện không hay của bản thân”, đại biểu Nguyễn Thị Hà chia sẻ.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh

Đối với các quy định về hòa giải, đại biểu cho biết, hòa giải là biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình và phòng ngừa tái diễn bạo lực gia đình, sẽ không thay thế các biện pháp xử lý vụ việc bạo lực gia đình. Đại biểu Nguyễn Thị Hà cho rằng, dự thảo Luật chưa quy định rõ khi nào phải xử lý một tình huống bằng hòa giải và khi nào cần các biện pháp can thiệp khác. Trong thực tiễn, việc hòa giải đôi khi lại dẫn đến tình trạng bạo lực kép do người thực hiện hòa giải thiếu kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình và về giới cũng như về quyền con người. Vì vậy, đại biểu đề nghị Luật cần bổ sung quy định những tiêu chí về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của tổ hòa giải.

Đề nghị bổ sung các giải pháp hỗ trợ cơ sở trợ giúp cho đối tượng đặc thù là trẻ em bị bạo lực gia đình

Góp ý thêm nhằm hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Hà cũng đề nghị bổ sung các giải pháp hỗ trợ cơ sở trợ giúp cho đối tượng đặc thù là trẻ em bị bạo lực gia đình và bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình. Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) hiện đang tập trung vào các giải pháp hỗ trợ người bị bạo lực là người lớn với các giải pháp truyền thống hòa giải, chấm dứt bạo lực mà chưa cân nhắc đến đối tượng đặc thù là trẻ em trực tiếp bị bạo lực gia đình hoặc bị ảnh hưởng khi chứng kiến các hành vi bạo lực gia đình xảy ra giữa các thành viên trong gia đình.

Do vậy, đại biểu Nguyễn Thị Hà đề xuất trong dự thảo Luật cần có các quy định cho đối tượng đặc thù là trẻ em, trong đó cần thể hiện tính nhạy cảm về giới, độ tuổi, sự phát triển của trẻ em, lợi ích tốt nhất của trẻ. Ngoài việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ về y tế, tâm lý, trợ giúp pháp lý thì chúng ta cần quan tâm tới các biện pháp hỗ trợ liên quan đến việc học tập của trẻ em khi bị bạo lực gia đình, bảo đảm việc học tập không bị gián đoạn trong thời gian trẻ đang điều trị các tổn thương về thể chất và tâm lý. Ngoài ra, đại biểu cho rằng, Luật cần quy định về việc bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ để trẻ được phục hồi, tái hòa nhập và phát triển toàn diện, sau khi bị bạo lực mà không bị kỳ thị.

Tại Điều 30 quy định về các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình, đại biểu Nguyễn Thị Hà đề nghị bổ sung biện pháp bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn kỹ năng nuôi dạy con theo phương pháp kỷ luật tích cực, không dùng bạo lực để trang bị cho cha mẹ, người, chăm sóc trẻ những kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ qua các giai đoạn phát triển kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực, khen thưởng, khích lệ con, áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực khi con mắc lỗi. Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, đối với những gia đình có trẻ em khuyết tật cần hỗ trợ trang bị cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ những kiến thức về tâm sinh lý, đặc điểm khuyết tật và kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hành vi trong nuôi dạy trẻ em khuyết tật, kỹ năng quản lý cảm xúc tiêu cực trong quá trình nuôi dạy trẻ em khuyết tật./.

Bích Ngọc

Các bài viết khác