Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 8b4e22a1-991d-90a9-5115-acd668da49fa.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN VIỆT HÀ: KIẾN NGHỊ KÉO DÀI ÁP DỤNG NGHỊ QUYẾT 42/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ

01/06/2022

Thảo luận tại hội trường chiều ngày 01/6, đại biểu Nguyễn Việt Hà, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang kiến nghị Quốc hội cho phép kéo dài việc áp dụng toàn bộ Nghị quyết số 42/NQ-CP và đưa nội dung này vào Nghị quyêt chung của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.


           

Đồng tình với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về tổng kết Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm xử lý nợ xấu. Đại biểu Nguyễn Việt Hà đánh giá cao việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, sau gần 5 năm thực hiện, Nghị quyết đã mang lại kết quả tích cực trong công tác xử lý nợ xấu; giúp khơi thông nguồn vốn, góp phần để các tổ chức tín dụng tiếp tục phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, thể hiện chính sách đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về công tác xử lý nợ xấu; Tỷ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2% (trong khi mục tiêu đặt ra khi ban hành Nghị quyết dưới 3%) và tỷ lệ này liên tục giảm qua các năm triển khai thực hiện.

Theo đại biểu, Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ đã tạo nên những thay đổi tích cực trong tư duy vay - trả nợ của khách hàng, khách hàng tự giác và hợp tác hơn với tổ chức tín dụng trong trả nợ (trong tổng số 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý thì có 38,93% số nợ xấu là do khách hàng tự trả, cao hơn mức 22,8 % trước khi có Nghị quyết). Đồng thời, việc quy định, gắn trách nhiệm của các cơ quan trong các khâu xử lý nợ xấu đã tạo nên sự thay đổi về cách nhìn, giúp các cơ quan liên quan có sự đánh giá đầy đủ, đúng bản chất hơn về công tác xử lý nợ xấu, từ đó tạo thêm sự đồng thuận và vào cuộc quyết liệt hơn của các cơ quan liên quan.

Tuy nhiên, đến thời điểm 31/12/2021 số nợ xấu cần được xử lý theo Nghị quyết số 42/NQ-CP còn 412,7 nghìn tỷ đồng; trong khi việc xử lý nợ xấu là vấn đề rất phức tạp, phụ thuộc nhiều vào ý chí hợp tác của khách hàng cần kiên nhẫn và thời gian để thực hiện. Đồng thời, hiện nay hệ lụy từ dịch Covid 19 để lại vẫn còn rất nặng nề. Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước, các Tổ chức tín dụng đã rất nỗ lực và quyết liệt trong triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid như miễn giảm lãi/phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ... nhưng do ảnh hưởng của dịch lớn nên nhiều khách hàng chưa thể phục hồi kinh doanh ngay, thậm chí có khách hàng không thể phục hồi, do vậy trong thời gian tới nợ xấu có xu hướng tăng là điều khó tránh khỏi. Do đó, khi chưa luật hóa các quy định về xử lý nợ, nếu dừng áp dụng Nghị quyết số 42/NQ-CP sẽ tạo ra một khoảng trống pháp luật khiến cho công tác xử lý nợ xấu bị tắc nghẽn, tạo thách thức và áp lực lớn đối với công tác xử lý nợ xấu, có thể dẫn đến những hệ lụy tiêu cực đối với kinh tế vĩ mô... Đại biểu đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài việc áp dụng toàn bộ Nghị quyết số 42/NQ-CP và đưa nội dung này vào Nghị quyêt chung của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.

Đồng thời, để nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu trong thời gian tới, đại biểu Nguyễn Việt Hà đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc hoàn thiện và triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thực thi, tác nghiệp giữa các cơ quan liên quan, khắc phục những hạn chế trong triển khai Nghị quyết 42/NQ-CP thời gian vừa qua. Đề nghị Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá các nội dung của Nghị quyết 42/NQ-CP cũng như các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác có liên quan để sớm luật hoá các quy định về xử lý nợ xấu, tạo hành lang pháp lý vững chắc, ổn định, thống nhất và hoàn thiện hơn trong công tác xử lý nợ./.

Nguyễn Hạnh