Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 5e0567a1-299c-90f0-19a0-58cb963fe92d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TÔ ÁI VANG GÓP Ý VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

30/07/2020

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Tô Ái Vang - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng đóng góp ý kiến vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Để góp phần hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đại biểu Tô Ái Vang - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng đã nêu quan điểm của mình.

Về phạm vi áp dụng đối với các xã, thôn có tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số từ 15% trở lên, đại biểu Tô Ái Vang cho rằng chưa phù hợp và đề xuất giảm xuống còn 10% để mở rộng hơn phạm vi các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng chính sách này, vì đặc thù của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các dân tộc thiểu số sống đan xen với đồng bào Kinh. Mặc dù nhiều xã có rất nhiều hộ dân tộc thiểu số sống ổn định, nhưng do địa giới hành chính rộng, chưa đủ điều kiện chia tách nên số xã này còn tỷ lệ dân số đông, có nơi gần 6.000 hộ/1 xã nhưng đồng bào dân tộc thiểu số không đạt tỷ lệ 15% dân số của xã.


Đại biểu Tô Ái Vang - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng.

Đối với một số dự án trong 10 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 thì dự án số 4 đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc xoay quanh 6 chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025. Đại biểu Tô Ái Vang có ý kiến đối với 3 chỉ tiêu đầu tiên về đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng duy tu, bảo dưỡng công trình và cứng hóa đường giao thông. Hiện nay, hầu hết các xã đã có đường giao thông, đường ô tô được trải nhựa hoặc đổ bê tông đến trung tâm xã nhưng chỉ đạt mức tối thiểu và chưa đạt cấp độ theo quy hoạch của ngành giao thông vận tải. Giao thông nông thôn đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo ở nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, khó đi lại trong mùa mưa lũ. Ở đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều tuyến đường bị sụt lún, sạt lở, hư hỏng. Nếu gặp thiên tai, mưa lũ, kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn có thể bị tàn phá nặng nề, nhiều nguy cơ tiềm ẩn rất cao. Vì thế, đại biểu Tô Ái Vang có kiến nghị Chính phủ như sau:

Một là, chương trình mục tiêu quốc gia lần này cần rà soát, cân nhắc tính khả thi và tính trùng lắp của các chỉ tiêu cụ thể trong 10 dự án thành phần so với 2 chương trình mục tiêu quốc gia là xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Ví dụ, chỉ tiêu xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để tập trung ngân sách vào những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Trong đó cần bổ sung thêm ngân sách đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, duy tu, bảo dưỡng các công trình và cứng hóa đường giao thông.

Hai là, bổ sung quy hoạch khu tái định cư tập trung cho đồng bào miền núi ở dọc theo các tuyến đường giao thông nông thôn, tránh lãng phí để giao thông nông thôn được phát huy hết công năng sẵn có. Đặc biệt, giao thông nông thôn không chỉ đáp ứng việc đi lại tốt hơn của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi mà còn đảm bảo khả năng đi trước một bước, tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là nhóm các nghề sử dụng nhiều lao động ở khu vực nông thôn, miền núi. Bởi vì, các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thường tập trung sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn bị tách biệt về không gian địa lý, tách biệt về không gian kinh tế văn hóa - xã hội. Chính sự tách biệt này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ứng phó với những thay đổi không lường trước trong môi trường sống của họ. Vì thế, chương trình mục tiêu quốc gia lần này tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc được giao lưu, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, cùng thoát nghèo bền vững.

Tại chỉ tiêu xây dựng 7 cơ sở hỏa táng cho đồng bào dân tộc Khmer trên cơ sở theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, cả nước có gần 1003 người Khmer sinh sống cơ bản ở 12 tỉnh là Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bình Phước, Bình Dương. Trong đó, Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất cả nước. Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng có 104 cơ sở hỏa táng, đặt tại chùa nhưng đã xuống cấp trầm trọng, gây ô nhiễm môi trường, ngân sách địa phương thì không đảm bảo, xã hội hóa lại càng khó khăn. Chủ trương đầu tư cơ sở hỏa táng hiện đại, thân thiện với môi trường tại các chùa Phật giáo nam tông Khmer lại rất phù hợp với truyền thống văn hóa và tâm linh của đồng bào Khmer. Vì thế, đề nghị Chính phủ xem xét lại chỉ tiêu phân bổ 7 cơ sở hỏa táng và định mức đầu tư cơ sở hỏa táng này sao cho phù hợp với thực tế nhu cầu sử dụng của 12 tỉnh, thành và yêu cầu hướng đến là bảo vệ môi trường.

Ba là, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em. Để thực hiện những vấn đề này, cần bổ sung lồng ghép giới vào các dự án liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ và trẻ em để họ tự bảo vệ mình và người thân khi cần thiết hay cần quan tâm đến điều kiện sống và làm việc. Nhu cầu thiết yếu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như là ăn, mặc, nước sạch, vệ sinh môi trường. Ngoài ra là đảm bảo tỷ lệ biết đọc, biết viết của phụ nữ dân tộc thiểu số đảm bảo tối thiểu 15% nữ lao động dân tộc thiểu số được đào tạo nghề./.

Bích Lan