Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 40f367a1-2902-90f0-dd35-def41fab007f.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: CÓ NÊN CHUYỂN 8 DỰ ÁN THÀNH PHẦN CAO TỐC BẮC-NAM SANG ĐẦU TƯ CÔNG?

09/06/2020

Tại phiên họp thứ 45 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã kiến nghị chuyển đổi hình thức đầu tư từ hình thức PPP sang đầu tư công sử dụng 100% vốn đầu tư công đối với 8 dự án thành phần của Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020. Việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ dự án PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ tăng trưởng GDP, đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, vấn đề này lại không phù hợp với Luật Đầu tư công hiện nay.

Theo quy định tại Luật Đầu tư công “Cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đứng đầu tổ chức quyết định chủ trương đầu tư dự án có thời gian thực hiện trong 2 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn liên tiếp phải bảo đảm tổng số giá trị tổng mức đầu tư của dự án, phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó”. Do đó, việc Chính phủ đề xuất bố trí bổ sung 44.493 tỷ đồng (tương đương 80,89% tổng số vốn kế hoạch) cho Dự án trong giai đoạn 2021-2025 là chưa phù hợp.

Hiện nay Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2021 được chia làm 11 dự án thành phần, tổng mức đầu tư khoảng 118.700 tỷ đồng. Theo nghị quyết trước đó của Quốc hội, trong các đoạn dự án này có 3 đoạn đầu tư công, hiện đã khởi công gồm: Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2.

8 đoạn còn lại kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT, sau khi huỷ chào thầu quốc tế, Bộ GTVT đang thực hiện sơ tuyển tìm nhà đầu tư trong nước, gồm: Đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Diễn Châu - Bãi Vọt; Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Phan Thiết - Dầu Giây. Sau khi lựa chọn sơ tuyển , 7/8 dự án thành phần đã có từ 2 nhà đầu tư trở lên qua vòng sơ tuyển. Chỉ duy nhất dự án Vĩnh Hảo – Phan Thiết không có nhà đầu tư nào qua được vòng sơ tuyển. Các doanh nghiệp tham gia sơ tuyển chủ yếu là các nhà thầu, có năng lực thi công tốt nhưng không có thế mạnh trong huy động vốn tín dụng. Ước tính các nhà đầu tư phải huy động khoảng 35 nghìn tỷ đồng khi làm các dự án này thông qua vốn vay ngân hàng. Thực tế, đây là số vốn tương đối lớn, khó huy động, nhất là đối với nguồn vốn tín dụng dành cho giao thông. Hiện theo quy định về việc đấu thầu dự án cao tốc Bắc - Nam, vốn của nhà đầu tư phải đảm bảo 20% vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại vì thiếu vốn nên các doanh nghiệp sẽ phải vay khoảng 60-70% tổng vốn đầu tư. Trong khi các dự án BOT, BT giao thông có quy mô và tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn kéo dài thì nguồn vốn của tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, do đó việc cân đối nguồn vốn là hết sức khó khăn.

Khó huy động vốn là hệ quả của việc thời gian qua có nhiều dự án BOT gặp thua lỗ, vỡ phương án tài chính khiến ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi vốn nên không muốn tiếp tục cho vay. Trước tình hình đó tại phiên họp 45 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ kiến nghị chuyển đổi hình thức đầu tư từ hình thức PPP sang đầu tư công sử dụng 100% vốn đầu tư công đối với 8 dự án thành phần của Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ dự án PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ tăng trưởng GDP, đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội.

Bộ trưởng Thể cho biết thêm: Hiện nay Bộ đã tiến hành sơ tuyển, đánh giá các nhà đầu tư thì đều không có nhà đầu tư lớn mà chỉ có nhà thầu mạnh về thi công. Do đó việc thu xếp vốn là khó có thể vượt qua để ký hợp đồng. Theo quan điểm của Bộ là khó có thể ký được hợp đồng tín dụng, mà không ký được hợp đồng tín dụng thì lại quay lại từ đầu...”

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể

Chính phủ cũng khẳng định, việc chuyển đổi sang hình thức đầu tư công sẽ bảo đảm sự chắc chắn thành công trong quá trình triển khai dự án, giảm tổng mức đầu tư do giảm chi phí lãi vay trong giai đoạn xây dựng. Mặt khác, sau khi dự án hoàn thành, Chính phủ sẽ nghiên cứu phương án phù hợp để thu hồi vốn nhà nước. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, chủ trương đầu tư theo hình thức PPP để huy động nguồn lực ngoài nhà nước, giảm áp lực cho ngân sách đầu tư công. Do vậy, việc chuyển đổi hình thức đầu tư của 8 dự án là chưa hợp lý. Đồng thời Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần phải tính toán tiền cho ngân sách đầu tư công khi chuyển toàn bộ 8 dự án này sang đầu tư công.

Trước ý kiến này của Chính Phủ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Lê Hồng Thanh cho biết: “Hiện vẫn còn hai loại ý kiến khác nhau về sự cần thiết và nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư. Chính phủ cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng. Trường hợp cần thiết, cân nhắc xem xét lựa chọn một số dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP khó thu hút được nhà đầu tư, để chuyển sang đầu tư công nhằm vừa đẩy nhanh được tiến độ triển khai các dự án, vừa giảm bớt áp lực về huy động vốn cho các dự án PPP còn lại.”

Phó Chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hội cũng cho rằng: “Lần thứ nhất đã tiền hành đấu thầu với tiêu chí là dành cho các nhà đầu tư trong nước nên chậm. Nhưng đến lần thứ 2, trong 8 dự án này có đến 7 nhà đầu tư tham gia và cũng có những cam kết nhất định. Chỉ có 1 dự án duy nhất là Vĩnh Hảo – Phan Thiết là không có nhà đầu tư nào. Theo đúng nguyên tắc Nghị quyết của Quốc hội, chỉ có đúng dự án đó là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có thể xem xét quyết định chuyện này để chuyển sang đầu tư công. Còn 7 dự án kia tiếp tục đấu thầu, nếu không thành công mới chuyển sang bước nữa. Cho nên trên tinh thần đó, các cơ quan chuẩn bị tiếp và báo cáo Thường vụ Quốc hội tại phiên 45b.”

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển

Các đại biểu Quốc hội sẽ có ý kiến như thế nào trước đề nghị chuyển đổi hình thức đầu tư của 8 dự án thành phần Cao tốc Bắc Nam? Quan điểm của các đại biểu về vấn đề này như thế nào? Đâu sẽ là giải pháp hợp lý cho vấn đề này? Phóng viên Cổng Thông tin Điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với các Đại biểu Quốc hội về vấn đề này.

Phóng viên: Tại phiên họp thứ 45 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ có đề nghị chuyển đổi 8 thành phần Cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công. Đại biểu có nhận xét gì về vấn đề này?

- Đại biểu Đỗ Văn Sinh - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội: Tôi cho rằng vừa rồi theo Nghị quyết 52 của Quốc hội đã phê duyệt dự án đầu tư đường Cao tốc Bắc – Nam, trong đó có 11 đoạn, 3 đoạn là đầu tư công, 8 đoạn là đầu tư theo PPP. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã triển khai tương đối quyết liệt vấn đề này. Thứ nhất là giải phóng mặt bằng về cơ bản đã xong.

Thứ hai cũng đã tổ chức sơ tuyển xong, trong đó 7/8 đoạn đã có từ 2 nhà đầu tư trở nên lọt vào vòng sơ tuyển. Chỉ còn 1 đoạn không có nhà đầu tư. Vì vậy theo quan điểm của tôi, bây giờ chúng ta phải thực hiện theo đúng Nghị quyết 52, Chính phủ phải tiếp tục tổ chức đầu thầu. Nếu đấu thầu mà không chọn được nhà thầu thì chúng ta mới quay lại báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để xem xét.

- Đại biểu Phan Thái Bình - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam: Theo tôi Chính phủ đã đánh giá tác động mà trong Báo cáo và Tờ trình của Chính phủ đã nêu rất rõ, lường trước những khó khăn trong việc thực hiện triển khai các dự án thành phần này. Thứ nhất, khó khăn trong lựa chọn nhà đầu, cho đến nay các dự án này có rất ít nhà đầu tư, thậm chí có dự án chỉ có 1 nhà đầu tư gửi hồ sơ để đăng ký đấu thầu, như vậy cơ hội để lựa chọn nhà đầu tư là khó khăn. Thứ hai, trong tình hình hiện nay, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế cả thế giới, trong đó Việt Nam cũng bị tác động lớn nên khả năng huy động vốn của các nhà đầu tư, đặc biệt là huy động vốn của các tổ chức tín dụng là rất khó khăn. Do vậy, khả năng triển khai sớm các dự án này theo Nghị quyết 52 sẽ gặp khó khăn trong lựa chọn nhà đầu tư và huy động vốn.

Do vậy, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương điều chỉnh 8 dự án này từ đầu tư PPP sang đầu tư công, tôi cho rằng hợp lý và lường trước được những khó khăn. Nếu Quốc hội đồng ý chuyển những dự án  này sang đầu tư công sẽ có những thuận lợi. Thứ nhất là đảm bảo được tiến độ thực hiện dự án theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, vì hiện nay công tác chuẩn bị để khởi công các dự án này cơ bản đã hoàn. Điều nữa, là khi chuyển sang hình thức đầu tư công thì sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ thúc đẩy được tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, mà khi thúc đẩy giải ngân được vốn đầu tư công thì sẽ thực hiện được mục tiêu kép mà Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã nêu ra là vừa vừa phòng chống dịch vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP.

Đại biểu Phan Thái Bình, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam

Phóng viên: Nhiều chuyên gia cho rằng việc chuyển đổi hình thức đầu tư 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam là cấp thiết vì sẽ góp phần giải ngân vốn, thúc đẩy phát triển GDP.  Tuy nhiên, vấn đề này lại không hợp lý với Luật Đầu tư công hiện nay của chúng ta. Theo Đại biểu, giải pháp hợp lý cho vấn đề này sẽ như thế nào?

Đại biểu Phan Thái Bình - Phó Trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam: Chắc chắn một điều khi chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công thì áp lực sẽ lên ngân sách nhà nước, điều đó là rất rõ. Vì hiện nay theo kế hoạch vốn phân bổ cho các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam này của vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020, Quốc hội đã phân bổ 55 nghìn tỷ. Mà dự án này theo Nghị quyết của Quốc hội sẽ khoảng 102 nghìn tỷ, trong đó có 55 nghìn tỷ là vốn đầu tư công đã được Quốc hội phân bổ. Khi mà chuyển qua vốn đầu tư công, theo đánh giá của Chính phủ sẽ tiết kiệm được hơn 3 nghìn tỷ. Như vậy chúng ta có cái lợi trước mắt là tiết kiệm được ngân sách hơn 3 nghìn tỷ do tiết kiệm được lãi, tiết kiệm của các tổ chức tín dụng. Do đó từ khoảng 102 nghìn tỷ sẽ giảm xuống còn khoảng 99 nghìn tỷ. Như vậy, vốn đầu tư công phải bỏ thêm 44 nghìn tỷ nữa, số tiền này cũng gây áp lưc lớn cho vốn đầu tư công hiện tại, cũng như đầu tư công giai đoạn 2021- 2026. Tuy nhiên, chúng ta có những giải pháp để giải quyết bài toàn này.

Thứ nhất, đây là dự án trọng điểm Quốc gia do Quốc hội quyết định, do vậy Chính phủ có thể rà soát lại các dự án khác liên quan đến nguồn vốn đầu tư công của giai đoạn này và giai đoạn 2021-2026 để trình Quốc hội xem xét. Có thể chúng ta chậm lại một vài dự án chưa phải bức thiết, không phải dự án trọng điểm Quốc gia để tập trung nguồn lực thông suốt cho 8 dự án này bằng vốn đầu tư công.

Thứ hai, Chính phủ có thể tổ chức huy động vốn bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Nếu huy động bằng trái phiếu Chính phủ thì áp lực trả nợ và lãi suất của trái phiếu Chính phủ bao giờ cũng thấp hơn lãi suất của các tổ chức tín dụng.

Một cái lợi rất lớn nữa là cho người dân sử dụng tuyến đường này vì nếu đầu tư theo phương thức PPP, mức thu phí của các nhà đầu tư rất cao và gây áp lực cho người dân và doanh nghiệp, còn sử dụng đầu tư công rõ ràng sẽ giảm áp lực hơn. Như vậy, chúng ta có được giải pháp tập trung nguồn lực ở các dự án chưa cần thiết vào dự án này, qua đó giảm được chi phí đầu tư và đảm bảo khởi công hoàn thành dự án nhanh. Bên cạnh đó, thúc đẩy được giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết được vấn đề kép trước mắt là tập trung nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP. Đồng thời lâu dài tạo ra tuyến đường bộ, hành lang thuận lợi dể thu hút đầu tư. Điều quan trọng là cần chú ý đến việc nghiên cứu phương án khả thi và thu hồi vốn, đừng để áp lực nợ đầu tư công quá lớn cho giai đoạn sau.

Đại biểu Phùng Văn Hùng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội

Đại biểu Phùng Văn Hùng - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội: “ôi nghĩ rằng việc điều hành kinh tế phải rất linh hoạt. Chúng ta thấy rằng dự án Cao tốc Bắc - Nam hiện nay đang rất khó khăn và bị động về vốn. Các tổ chức tín dụng cũng rất ngần ngại vì khi cho các dự án giao thông vay sẽ gặp rất nhiều rủi ro, nhất là có nhiều dự án BOT không thu hồi được vốn. Như vậy, nếu không thu hồi được vốn các tổ chức tín dụng sẽ dẫn đến nợ xấu. Trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì tăng trưởng bị ảnh hưởng nặng nề và có thể đánh giá tăng trưởng kinh tế năm nay của chúng ta rất thấp. Vậy, để bù đắp lại một phần khó khăn đó thì chúng ta tăng đầu tư công lên cũng là rất cần thiết. Cái nữa là dự án đường cao tốc Bắc - Nam rất quan trọng, chúng ta càng có nó sớm ngày nào thì tốt cho nền kinh tế ngày đó.

Theo đó, tại phiên hợp thứ 45b vừa qua, Chính phủ đề xuất 3 phương án xây dựng các phương án điều chỉnh hình thức đầu tư theo thứ tự ưu tiên như sau:

Phương án 1: Chuyển đổi sang đầu tư công toàn bộ 08 dự án. Phương án 2: Chuyển đổi sang đầu tư công 05 dự án, gồm: 04 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu và Phan Thiết - Dầu Giây) và 01 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết); 03 dự án thành phần còn lại tiếp tục đầu tư theo hình thức PPP. Phương án 3: Chuyển đổi sang đầu tư công 03 dự án, gồm: 02 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây) và 01 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết); 05 dự án thành phần còn lại tiếp tục đầu tư theo hình thức PPP.

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Việc điều chỉnh này đã được xin ý kiến của Bộ Chính trị. Theo đó, Bộ Chính trị cũng đã có kết luận là không đồng ý về việc điều chỉnh cả 8 dự án sang đầu tư công mà xem xét một số dự án sang đầu tư công và giao cho Ban cán sự Đảng của Chính phủ và Đảng đoàn của Quốc hội bàn bạc, thống nhất. Theo tinh thần trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng ý với việc chọn phương án 3 và thống nhất với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là không để số vốn thực hiện dự án sang nhiệm kỳ sau. Dự án không có nhà đầu tư qua vòng sơ tuyển (Vĩnh Hảo - Phan Thiết) thì chắc chắn là phải chuyển đổi sang đầu tư công. Còn 2 dự án Mai Sơn - Quốc Lộ 45 và dự án Phan Thiết - Dầu Giây có nối với Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có lưu lượng xe đi lại rất lớn. Hai dự án này có nguồn vốn đầu tư của Nhà nước ít mà huy động nguồn vốn của đối tác tư nhân nhiều nên nhà đầu tư còn e ngại trong vấn đề vốn để thi công nên có thể điều chỉnh chuyển từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công.

Như vậy Uỷ ban Thường vụ Quốc hộ đã thống nhất thống nhất theo phương án thứ 3 của Chính phủ là ngoài dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết thì có thêm 2 dự án Mai Sơn - Quốc Lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây là sẽ sử dụng ngân sách của Nhà nước để đầu tư./.

Thanh Hải