Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 02d067a1-392a-90f0-dd35-da1e0e4692d6.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM TẤT THẮNG CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG NGUYỄN XUÂN CƯỜNG VỀ NGHỊ QUYẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

11/05/2020

Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường về Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Đại biểu Phạm Tất Thắng chất vấn một số nội dung

Theo đại biểu Phạm Tất Thắng, Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí quan trọng trong an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông thủy sản, cung cấp tới 95% lượng gạo và 60% lượng thủy sản xuất khẩu cũng là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Để phòng, chống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Đề nghị Bộ trưởng cho biết kết quả triển khai Nghị quyết này, những khó khăn, vướng mắc và kế hoạch triển khai trong thời gian tới?

Trả lời vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ và Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 13/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động vào cuộc quyết liệt, ưu tiên tập trung tổ chức triển khai 4 lĩnh vực then chốt, đó là: Xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL; Phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL; Phòng, chống xói lở bờ sông, bờ biển, phòng chống thiên tai; Nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng.

Đồng thời Bộ đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện với 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính, gồm: Rà soát, hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách; Cập nhật và hệ thống hóa số liệu, dữ liệu liên ngành, tăng cường điều tra cơ bản; Xây dựng quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ; Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu; Đầu tư và phát triển hạ tầng; Nghiên cứu, chọn tạo các giống nông nghiệp có chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển và huy động nguồn lực.

Bộ trưởng cho biết kết quả cụ thể của việc thực hiện Nghị quyết như sau: 

Về vết quả triển khai thực hiện Nghị quyết, với nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết, cộng hưởng hiệu quả của các chính sách trước đây, nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục chứng tỏ được vị trí, vai trò, tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước. Giai đoạn 2016 - 2018, nông nghiệp ĐBSCL tăng trưởng GDP đạt 3%/năm, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (2,67%/năm); đóng góp 34,6% GDP toàn ngành nông nghiệp cả nước và 33,5% GDP chung của vùng. Năm 2018, ĐBSCL tiếp tục đứng đầu cả nước về sản lượng lúa, tôm, cá tra và trái cây, với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,43 tỷ USD. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch tích cực theo hướng thị trường, thích ứng hơn với biến đổi khí hậu, đảm bảo chất lượng và năng lực cạnh tranh (tăng thủy sản, trái cây; giảm lúa). Đã hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh quy mô lớn gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị; diện tích sản xuất lúa cánh đồng lớn là 427,8 nghìn ha (chiếm tới 73,9% diện tích cánh đồng lớn của cả nước). Đã hình thành nhiều mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, đánh giá thị trường để tổ chức sản xuất, điều chỉnh quy mô và cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Đồng thời, công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao giống mới, kỹ thuật canh tác, quy trình sản xuất thích ứng hơn với biến đổi khí hậu được đẩy mạnh. Về lúa gạo, đã có 41 bộ giống lúa sản xuất thử, trong đó nhiều giống ngắn ngày, giúp né mặn, tránh lũ, chịu phèn, chịu mặn; trong 3 năm đã tăng được từ 54% lên 60% đối với giống lúa thơm, giống xác nhận từ 65% lên 70%. Về trái cây, sản xuất những tổ hợp gốc ghép cây ăn quả chống chịu mặn, xây dựng được quy trình rải vụ, bảo tồn, phục tráng, khai thác và phát triển các giống cây ăn quả đặc hữu, có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao. Về thủy sản, cơ bản đảm bảo giống cho khoảng 5.200 ha nuôi, sản lượng nuôi hàng năm khoảng 1,4 triệu tấn; sản xuất được khoảng 29 tỷ con tôm giống (chiếm 23,1% sản lượng toàn quốc), đáp ứng 48,3% nhu cầu thả nuôi. 

Bên cạnh đó, việc xây dựng các chương trình, đề án, Bộ đã sớm triển khai tất cả các nhiệm vụ được Chính phủ giao, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Đến tháng 12/2019, sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt 3 Chương trình/Đề án: Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vũng thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL; Đề án hiện đại hóa thủy lợi vùng ĐBSCL; Đề án phòng chống sạt lở bờ sông bờ biển toàn quốc, trong đó có Vùng ĐBSCL. 

Ngoài ra hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai được ưu tiên đầu tư, nâng cấp, bước đầu chuyển đổi đáp ứng nền nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu. Hệ thống thủy lợi giúp đảm bảo tưới tiêu cho 90% diện tích lúa vụ Đông Xuân - Hè Thu, đồng thời phát triển phục vụ thủy sản và cây trồng cạn. Hình thành hệ thống để kiểm soát mặn, triều cường, sóng cao. Các hoạt động xử lý sạt lở cấp bách bơ sông, bờ biển được triển khai, trong đó đã hướng dẫn thực hiện các giải pháp kỹ thuật, xử lý khẩn cấp những đoạn lụt, sạt lở trọng điểm; chỉ đạo cảm biến cánh báo, xây dựng bản đồ sạt lở, bố trí ngân sách xây dựng 36 dự án xử lý cấp bách. Bên cạnh đó, Bộ đang phối hợp với các địa phương tổ chức trồng rừng ngập mặn và bảo vệ vùng bãi biển tại Cà Mau; thực hiện thí điểm mô hình giải pháp công trình thân thiện với môi trường, giá thành thấp, vật liệu địa phương để chống sạt lở, phát triển vùng bãi tại một số địa phương. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nêu rõ, mặc dù đã đạt những kết quả tích cực, xong do phải đối mặt với nhiều thách thức mới, nhất là biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng cực đoan, khó lường hơn; nên so với yêu cầu và mong muốn, còn nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến: Một số nhiệm vụ, dự án đầu tư chậm tiến độ do vướng mắc về thủ tục; Nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án hạ tầng trọng điểm còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; trong khi thiếu cơ chế, chính sách đủ mạnh để huy động nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân, doanh nghiệp; một số nhiệm vụ, hoạt động được giao trong Chương trình, kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết còn chậm về tiến độ. 

Về kế hoạch, giải pháp thực hiện, Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết và Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết, theo định hướng phát triển nông nghiệp ĐBSCL “thịnh vượng, an toàn, bền vững”; trong đó tập trung các nội dung sau: Cơ cấu lại nông nghiệp ĐBSCL gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xử lý các yếu tố nội tại, cùng với sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, biến nguy cơ thành thời cơ. Phát triển bền vững ĐBSCL theo 3 vùng (vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển) và xoay trục chiến lược sang thủy sản - trái cây - lúa gạo.

Đồng thời, nâng cao trình độ nghiên cứu, chọn tạo, ứng dụng, đặc biệt là 3 đối tượng chính đó là lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản (cá tra, tôm nước lợ); phấn đấu đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực này; đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước có chất lượng, năng suất, hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu. Khẩn trương hoàn thành xây dựng, trình phê duyệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án được Chính phủ, thủ tướng Chính phủ giao, đặc biệt là Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, chất lượng. 

Ngoài ra, cần chủ động phối hợp, hỗ trợ các địa phương xử lý khắc phục sạt lở các khu vực sạt lở nguy hiểm, cấp bách ảnh hưởng trực tiếp đến khu tập trung dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng và suy thoái nghiêm trọng đất, rừng ngập mặn. Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp nhu cầu, ưu tiên bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025, đặc biệt là các dự án hạ tầng thủy lợi, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển... phục vụ sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân; dự án có quy mô liên tỉnh, liên vùng, có tính lan tỏa. Ưu tiên nguồn lực cho nghiên cứu, chọn tạo giống nông lâm thủy sản chủ lực (thủy sản, cây ăn trái và lúa gạo) thích ứng với biến đổi khí hậu./. 

Hồ Hương

Các bài viết khác