Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 5fbb67a1-f904-90f0-19a0-5bc3e28332fc.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH HUỲNH THANH PHƯƠNG CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA ĐƯỜNG

25/04/2020

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, ĐBQH Huỳnh Thanh Phương (Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh) cho rằng công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường chưa nghiêm; chưa gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; phương thức tổ chức sản xuất có nhiều hạn chế khiến người trồng mía liên tiếp thị thua lỗ; nhiều nhà máy sản xuất mía đường đã đóng cửa vì thiếu nguyên liệu.

Theo ĐBQH Huỳnh Thanh Phương phản ánh: Niên vụ mía đường 2018-2019 là năm thứ ba liên tiếp người trồng mía bị thua lỗ. Điều này đã làm cho diện tích trồng mía giảm mạnh, nhiều nhà máy sản xuất mía đường đã đóng cửa vì thiếu nguyên liệu.

Vấn đề nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân là do công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường chưa nghiêm; chưa gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; phương thức tổ chức sản xuất có nhiều hạn chế. Mặt khác, các sản phẩm chế biến từ cây mía, sau mía đường và phụ phẩm của mía đường chưa được chú ý đầu tư.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, ĐBQH Huỳnh Thanh Phương đề nghị với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng có giải pháp như thế nào để giải quyết tình trạng trên một cách phù hợp với yêu cầu phát triển ngành mía đường là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội?

ĐBQH Huỳnh Thanh Phương (Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh) 

Trả lời ĐBQH Huỳnh Thanh Phương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong thời gian qua, ngành mía đường Việt Nam đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động, 35 vạn hộ nông dân, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng nhiều khó khăn. Ngành mía đường đã đi đầu trong việc liên kết giữa doanh có những bước phát triển tốt, năng suất mía bình quân đã tăng từ 51,7 tấn/ha năm 2010 lên 65,1 tấn/ha năm 2018. Công nghệ sản xuất được đổi mới theo 160.000 tấn mía/ngày, năng lực sản xuất đường đạt 1,5 triệu tấn/năm.

Trong hai, ba năm gần đây, ngành mía đường nước ta gặp nhiều khó khăn, người trồng mía liên tiếp bị thua lỗ. Một trong những nguyên nhân khách quan là do giá đường trên thị trường thế giới trong thời gian qua giảm thấp, kéo theo giá đường và giá mía trong nước sụt giảm, sản xuất - kinh doanh thua lỗ; bên cạnh đó, do ngành mía đường còn nhiều tồn tại, đúng như ĐBQH nhận định, như: công tác quy hoạch và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu tại một số địa phương còn chưa tốt; phương thức tổ chức sản xuất còn hạn chế; chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm chưa hoàn thiện, chưa đa dạng hóa các sản phẩm cạnh đường, việc tận dụng phế phụ phẩm chưa thật sự hiệu quả.

Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường giai đoạn 20182020 (Quyết định số 4612/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 21/11/2018) và Đề án Phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng 2030 (Quyết định số 1369/QĐBNN-CBTTNS ngày 18/4/2018), theo đó Đề án đã định hướng phát triển diện tích mía phù hợp với thực tế của từng địa phương và khả năng chế biến, tiêu thụ của doanh nghiệp. Hiện Bộ đang chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch, Đề án và các chính sách của nhà nước đã ban hành.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường

Cụ thể, Bộ đã xây dựng Đề án phát triển hệ thống sản xuất giống mía ba cấp; đảm bảo mục tiêu đến năm 2020, 100% diện tích mía được trồng bằng giống năng suất, chất lượng cao. Ưu tiên bố trí kinh phí cho các dự án nghiên cứu, phổ biến giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu và các đề tài nghiên cứu khoa học tạo ra các sản phẩm mới từ phụ phẩm ngành mía đường; hiện đã có trên 75 giống mía được đưa vào sản xuất cơ bản đáp ứng giống phù hợp các vùng sinh thái khác nhau trên cả nước.

Hỗ trợ phát triển các HTX nông nghiệp sản xuất mía liên kết với nhà máy đường gắn với kế hoạch xây dựng 15.000 hợp tác xã trên cả nước; xây dựng và nhân rộng các mô hình triển khai áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất mía và áp dụng các hình thức tưới mía phù hợp, nhất là ở các tỉnh có sản lượng mía lớn như Thanh Hóa, Gia Lai, Sơn La, Khánh Hòa...

Bộ cũng đã chú trọng đào tạo nghề sản xuất trồng mía cho lao động trong vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp như vùng đồng bằng sông Cửu Long (Sóc Trăng, Trà Vinh và Hậu Giang), Gia Lai và Thanh Hóa. Nghiên cứu đề xuất bổ sung cây mía vào nhóm cây trồng thuộc đối tượng hỗ trợ bảo hiểm khi xảy ra thiên tai gây ảnh hưởng đến người nông dân trồng mía (theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về Bảo hiểm nông nghiệp). Đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị đề xuất Chính phủ xây dựng Nghị định thay thế Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ tốt hơn cho cơ giới hóa và đầu tư cho chế biến, trong đó có chế biến các sản phẩm từ phụ phẩm mía đường.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, các địa phương sản xuất mía, đường cần chủ động, tích cực thực hiện hiệu quả các đề án phát triển, chính sách ưu đãi, hỗ trợ hiện có, như: Triển khai thực hiện Đề án Phát triển ngành mía đường đến năm 2020, định hướng 2030, cụ thể hóa nội dung phát triển mía đường vào các quy hoạch đất đai, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với Luật Quy hoạch. Thực hiện các chính sách ưu đãi hỗ trợ về liên kết, xây dựng hạ tầng, hỗ trợ khuyến nông, giống, vật tư trong trồng, tiêu thụ mía của người nông dân, hỗ trợ tín dụng đối với liên kết trong phát triển cánh đồng mía lớn, vùng nguyên liệu trồng mía... theo quy định tại Nghị định số 98/2014/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về miễn giảm tiền thuê, sử dụng đất, tập trung đất đai đối với doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng vùng nguyên liệu trồng mía, hợp đồng liên kết với nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu trồng mía theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn./.

Trọng Quỳnh

Các bài viết khác