Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 178667a1-f992-90f0-dd35-d4273f4edc54.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐẠI BIỂU LƯU VĂN ĐỨC ĐỀ NGHỊ LỒNG GHÉP ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH

31/12/2019

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Lưu Văn Đức – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk, cho rằng cần bổ sung quy định về báo cáo lồng ghép chính sách dân tộc và thẩm tra chính sách dân tộc trong các dự án luật.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Lưu Văn Đức bày tỏ, qua nghiên cứu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ bản thống nhất với Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 64 quy định hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để thẩm tra đòi hỏi phải bao gồm báo cáo về lồng ghép chính sách dân tộc trong dự án, dự thảo và bổ sung một điều sau Điều 69 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm của Hôi đồng Dân tộc trong việc thẩm tra việc lồng ghép chính sách dân tộc trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

Đại biểu Lưu Văn Đức – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Đại biểu phân tích, căn cứ vào đối tượng và địa bàn thụ hưởng theo số liệu năm 2019 của Tổng cục Thống kê, nước ta có trên 14 triệu người dân tộc thiểu số chiếm 14,7% tổng dân số cả nước, cư trú thành cộng đồng 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới. Vùng đồng dân tộc thiểu số là vùng khó khăn nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, do đó việc ban hành chính sách dân tộc có tác động rất lớn đến đối tượng và địa bàn thụ hưởng.

Thứ hai là căn cứ vào nhu cầu thực tế, mặc dù chính sách dân tộc được ban hành thông qua nhiều luật chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật chưa nhiều dẫn đến các chính sách dù được quy định trong luật nhưng khó khăn hoặc không thực hiện được trong thực tiễn cuộc sống. Thời gian qua sự tham gia của Hội đồng Dân tộc trong công tác xây dựng luật mới chỉ dừng lại ở khâu phối hợp thẩm tra. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 chưa có quy định báo cáo lồng ghép về chính sách dân tộc trong các dự án luật, pháp lệnh dẫn đến các đại biểu là thành viên Hội đồng dân tộc thiếu thông tin khiến cho việc nghiên cứu góp ý, kiến nghị các chính sách dân tộc trong dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến tham gia của Hội đồng Dân tộc không được cơ quan soạn thảo dự án luật tiếp thu cũng như chưa giải trình lý do không tiếp thu.

Thứ ba là căn cứ pháp lý tại khoản 5 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của nhà nước và khoản 1 Điều 69 của Luật Tổ chức Quốc hội quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc là thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về chính sách dân tộc, thẩm tra các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao. Thẩm tra việc báo cáo, việc bảo đảm chính sách dân tộc trong các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Do đó, đại biểu Lưu Văn Đức đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung thêm một điểm sau điểm đ tại khoản 1 Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để thẩm tra đòi hỏi phải bao gồm báo cáo về lồng ghép chính sách dân tộc trong dự án dự thảo nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến dân tộc thiểu số vùng dân tộc thiểu số miền núi.

Đồng thời, đề nghị bổ sung trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc tại một điều khoản mới sau Điều 69 quy định về trách nhiệm của Hôi đồng Dân tộc trong việc thẩm tra việc lồng ghép chính sách dân tộc trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

Trong đó quy định theo hướng, hoạt động có trách nhiệm tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra để bảo đảm việc lồng ghép chính sách dân tộc khi dự án, dự thảo có quyết định liên quan đến dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số miền núi.

Hội đồng dân tộc tổ chức phiên họp thường trực Hội đồng Dân tộc hoặc phiên toàn thể để chuẩn bị ý kiến tham gia thẩm tra và cử đại diện Hội đồng Dân tộc tham dự phiên họp thẩm tra của các cơ quan chủ trì kiểm tra.

Nội dung thẩm tra việc lồng ghép chính sách dân tộc gồm: xác định chính sách dân tộc trong dự án, dự thảo; việc bảo đảm các nguyên tắc ưu tiên cho dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số, miền núi trong dự án dự thảo; việc tuân thủ trình tự, thủ tục đánh giá việc lồng ghép chính sách dân tộc trong dự án, dự thảo. Đây là tính khả thi của các quy định trong dự án dự thảo để bảo đảm ưu tiên cho dân tộc thiểu số vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Ngoài ra, đại biểu Lưu Văn Đức cũng đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 97, tại khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc.

Đại biểu phản ánh, trong thời gian qua, rất ít các cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có văn bản xin ý kiến của Hội đồng Dân tộc về các quy định liên quan đến chính sách dân tộc. Bên cạnh đó, thực tế đã xảy ra tình trạng ý kiến Hội đồng Dân tộc không được tiếp thu và cũng không giải trình lý do không tiếp thu. Do đó, để thực hiện quy định theo quyết định Hiến pháp năm 2013, đại biểu đề nghị bổ sung điểm d khoản 2 Điều 97 trong mục 3 xây dựng ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo hướng lấy ý kiến đối tượng chịu tác động trực tiếp của các chính sách trong dự thảo quyết định và cơ quan, tổ chức có liên quan lấy ý kiến Hội đồng Dân tộc đối với các văn bản có liên quan đến chính sách dân tộc./.

Bảo Yến