Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 552067a1-496b-90f0-dd35-d25f254b32a0.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

NÂNG CAO PHÒNG NGỪA, KIỂM SOÁT TAI NẠN LAO ĐỘNG

20/09/2018

Mỗi năm, nước ta có hàng nghìn người lao động vì những sơ suất, khinh suất, chủ quan… đã để xảy ra tai nạn. Thống kê của Bộ Lao động Thương binh và xã hội cho thấy, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 3.988 vụ tai nạn lao động làm 4.108 người bị nạn, trong đó có 384 người chết.

Mỗi năm có 9.000 vụ tai nạn lao động

Mỗi năm có 9.000 vụ tai nạn lao động

Trên thực tế không ít vụ tai nạn lao động thương tâm xảy ra như lưỡi cưa găm thẳng vào mặt, xà beng đâm xuyên thủng bàn chân, đâm qua ngực, máy cưa chém nát bàn tay, bỏng toàn thân, rơi từ độ cao xuống thấp…Hầu hết những nạn nhân trong các vụ tai nạn lao động còn sống thì cũng mang thương tật suốt đời, nặng thì ra đi vĩnh viễn.

Không ai mong muốn tai nạn lao động xảy ra với chính bản thân hay người thân của mình, thế nhưng, hàng năm vẫn có tới gần 1.000 người chết. Thống kê của Bộ Lao động Thương binh và xã hội cho thấy, năm 2017, cả nước xảy ra gần 9.000 vụ tai nạn lao động, làm gần 9.200 người bị nạn, trong đó có 928 người chết, gần 2.000 người bị thương nặng. Trong số 10 địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất, Tp. Hồ Chí Minh đứng đầu với 123 người chết. 6 tháng đầu năm 2018, cả hai khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động đã xảy ra 3.988 vụ tai nạn lao động làm 4.108 người bị nạn, trong đó có 384 người chết.

Ông Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTB-XH) cho biết: Số người chết vì tai nạn lao động thực tế cao gấp 2-3 lần so với con số thống kê

Ông Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTB-XH) cho biết: Điều 12 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có nội dung: Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động. Tuy nhiên, trong nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, nhà thầu, hay chủ sử dụng lao động đã thỏa thuận với gia đình nạn nhân để bồi thường và gia đình nạn nhân thường không có ý kiến khác, nên con số thống kê được còn cao hơn nhiều. “Qua khảo sát, điều tra, con số tai nạn lao động chung có thể gấp nhiều lần con số thống kê, tai nạn lao động chết người cũng phải gấp 2-3 lần”. Ông Nguyễn Anh Thơ nhấn mạnh.

Thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng cho thấy, tại nạn lao động xảy ra ở nhiều ngành nghề, tuy nhiên lĩnh vực xây dựng chiếm phần lớn tới 20,8% tổng số vụ tai nạn và 19,7 % tổng số người chết. Trong lĩnh vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 9,2% tổng số vụ tai nạn lao động chết người và 8,8% tổng số người chết. Lĩnh vực cơ khí, luyện kim chiếm 6,9 % tổng số vụ và hơn 8% tổng số người chết. Đa phần các vụ tai nạn xảy ra ở các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, lao động trẻ (từ 18 tới 24 tuổi) thường có tư tưởng chủ quan nên tại nạn lao động cũng cao hơn gấp 40% so với nhóm lao động tuổi trưởng thành.

Hơn 45% số vụ tai nạn lao động xuất phát từ lỗi của người sử dụng lao động trong đó có việc chủ lao động tiết kiệm chi phí, không xây dựng quy trình, biện pháp an toàn lao động và phổ biến, hướng dẫn cho người lao động trước khi tiến hành công việc. Công tác an toàn vệ sinh lao động chỉ được thực hiện đầy đủ ở một số doanh nghiệp lớn, còn đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thực hiện nghiêm túc, thiết bị không đảm bảo an toàn, máy móc cũ kỹ, lạc hậu, không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân…Đặc biệt, nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng chưa được kiểm tra, đăng ký sử dụng.

Nguyên nhân từ phía người lao động cũng chiếm tới 20%, trong đó, phần lớn là do lỗi vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Nhiều lao động trẻ còn có tâm lýchủ quan, trong khi bản thân lại không được đào tạo nghề mà chủ yếu là tự mày mò, tự tìm hiểu làm quen với công việc. Cũng có những lao động không lường hết các nguy cơ tai nạn lao động tại vị trí làm việc nguy hiểm, vì vậy đã vi phạm các quy định về an toàn lao động dẫn đến gây tai nạn cho chính mình và những người xung quanh.

Không chỉ mang nặng nỗi đau về thể xác, tinh thần, tai nạn lao động còn làm tăng chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương tới hơn 1.500 tỷ đồng chỉ trong năm 2017, thiệt hại về tài sản 4,8 tỷ đồng, làm thiệt hại tới 137.000 ngày làm việc.

Chỉ 6 tháng đầu năm 2018 đã có gần 400 người không được trải nghiệm với cuộc sống thực tại chỉ vì phút giây bất cẩn, chỉ vì sự cố xảy ra ngoài ý muốn. Đó là con số thống kê được. Tuy nhiên trong thực tế con số này còn cao hơn rất nhiều. Hàng vạn trẻ thơ mất cha, mất mẹ, hàng nghìn người mang thương tật suốt đời, để lại nhiều nỗi đau cho chính bản thân, gia đình và xã hội… Về vấn đề tai nạn lao động ở nước ta hiện nay, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với các đại biểu Quốc hội về vấn đề này:

Phóng viên: Thưa đại biểu, dù đã có nhiều biện pháp tuyên truyền nhằm hạn chế tai nạn lao động, nhưng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018 cũng đã có gần 400 người chết. Quan điểm của đại biểu về tai nạn lao động ở nước ta hiện nay?

Đại biểu Trần Ngọc Vinh, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII

Đại biểu Trần Ngọc Vinh, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII:  Hiện nay công tác bảo hộ lao động ở nước ta rất yếu, nhiều người không hiểu hết tác hại khi xảy ra tai nạn lao động như thế nào. Nhiều người có tư tưởng chủ quan, không quen sử dụng bảo hộ lao động, không thực hiện đầy đủ quy trình an toàn trong vận hành nhất là giới trẻ, nam thanh niên. Nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình tiết kiệm chi phí, không muốn mua dụng cụ, bảo hộ lao động phục vụ sản xuất kinh doanh. Các dụng cụ trang bị bảo hộ lao động chưa đa dạng đối với các ngành nghề. Những doanh nghiệp lớn tuân thủ tương đối nghiêm ngặt về an toàn lao động, bảo vệ người lao động rât tốt, nhưng cũng có doanh nghiệp trang bị bảo hộ lao động mang tính hình thức, kém chất lượng. Ngoài ra, bộ phân chuyên trách về an toàn lao động cũng rất hạn chế ở các doanh nghiệp. Công tác tuyên truyền cũng chưa được thường xuyên.

Đại biểu Cao Sĩ Kiêm, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII

Đại biểu Cao Sĩ Kiêm, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII: Việt Nam đang từng bước tiếp cận thành tựu công nghệ mới từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển nhanh chóng nhưng chúng ta lại dựa trên nền tảng, ý thức lao động chưa được nâng lên. Không chấp hành nghiêm túc, không có trình độ thực hành cao nên tai nạn lao động vẫn xảy ra và thường xảy ra nghiêm trọng. Ý thức chấp hành thực hiện của người quản lý và người lao động chưa được nghiêm. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp để đảm bảo điều kiện, khả năng chấp hành của người lao động cũng chưa được đồng bộ.

Đại biểu Đỗ Văn Vẻ, Đại biểu Quốc hội khóa XIII

Đại biểu Đỗ Văn Vẻ, Đại biểu Quốc hội khóa XIII: Người lao động chưa thực sự am hiểm về luật pháp, chưa ý thức chấp hành khi tham gia vào lao động cũng như học tập kỹ về an toàn lao động và chịu trách nhiệm đối với công việc của chính mình. Người sử dụng lao động và người lao động chưa nâng cao, coi trọng công tác bảo hộ lao động, chưa thực hiện một cách nghiêm túc những quy định, nội quy, quy chế đã quy định. Về cơ bản những doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp có thương hiệu, có uy tín và đặc biệt doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài thì đa số chấp hành tốt về mặt lao động cũng như an toàn lao động, rất trách nhiệm với người lao động. Vì vậy tai nạn lao động xảy ra ở các khu vực này ít hơn so với một số doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phóng viên: Thưa đại biểu, tai nạn lao động để lại hậu quả rất nặng nề, vậy theo đại biểu cần có những giải pháp và hành động như thế nào để nâng cao an toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động đến mức thấp nhất?

Đại biểu Trần Ngọc Vinh, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII: Nâng cao phòng ngừa, kiểm soát tai nạn lao động. Về mặt văn bản chúng ta phải có những văn bản ban hành các quy trình vận hành các trang thiết bị, các quy trình an toàn lao động đối với người lao động. Đặc biệt đối với chủ sử dụng lao động phải triệt để thi hành các quy định trong Luật an toàn lao động. Bên cạnh đó xử lý nghiêm những đơn vị để xảy ra tai nạn lao động. Đối với người lao động trước khi vào làm việc chúng ta phải huấn luyện về an toàn lao động. Ngoài ra, cân nhắc, xem xét cụ thể ngành nghề nào được làm thêm giờ, ngành nghề nào không. Bởi vì có những ngành nghề làm thêm giờ, nhiều công nhân mệt mỏi, không chú ý vào các quy trình sản xuất dễ gây tai nạn lao động. Đối với hộ nhỏ lẻ phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng để từng người dân tự nâng cao ý thức bảo vệ chính mình, tránh để xảy ra tai nạn lao động ở các hộ nhỏ lẻ.

Đại biểu Cao Sĩ Kiêm, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII: Nơi nào, chỗ nào có quy định chặt chẽ rõ ràng, có kiểm tra gắt gao, xử lý thường xuyên tạo cho người lao động và người quản lý lao động có ý thức chấp hành, kiểm tra thường xuyên thì sẽ bớt tai nạn. Nếu lúc nào đó, chỗ nào đó, đơn vị nào đó có lơi lỏng trong việc đảm bảo an toàn lao động hoặc tắc trách thì tai nạn lao động lại xảy ra nhiều. Do vậy, phải làm thường xuyên, liên tục, làm toàn bộ những quy định của pháp luật, quy định của doanh nghiệp, nâng cao ý thức thì khả năng tai nạn lao động sẽ hạn chế được rất nhiều. Bên cạnh đó, những biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động, kể cả lao động thủ công, lao động tay nghề cao cũng cần phải được chú trọng hơn nữa, từ biện pháp tuyên truyền đến tính nghiêm minh của pháp luật.

Đại biểu Đỗ Văn Vẻ, Đại biểu Quốc hội khóa XIIIChúng ta đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để người lao động hiểu được tầm quan trọng trong quá trình lao động sản xuất kinh doanh trong đơn vị. Bên cạnh đó người sử dụng lao động phải có trách nhiệm với người lao động, trang bị đầy đủ những dụng cụ bảo hộ lao động cũng như là những thiết bị đảm bảo an toàn trong lao động; Đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Mặt khác, luật pháp cũng cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản luật cũng như dưới luật để tính quản lý trong lao động chặt chẽ hơn và đưa ra những hình thức xử lý nghiêm minh hơn, đủ sức răn đe chính người lao động và chủ sử dụng lao động. Bên cạnh đó, công tác thanh tra kiểm tra hỗ trợ thế nào để doanh nghiệp xây dựng được hệ thống phòng ngừa và kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp tốt hơn.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn các Đại biểu!

Lê Phương