Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 8eea66a1-1949-90f0-19a0-55bc623accf8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH BÙI QUỐC PHÒNG – THÁI BÌNH: THỜI HẠN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO KHÔNG QUÁ 30 NGÀY LÀM VIỆC KỂ TỪ NGÀY THỤ LÝ TỐ CÁO

26/05/2018

Tham gia cho ý kiến vào dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) tại phiên thảo luận tại Hội trường sáng 24/5, Đại biểu Quốc hội Bùi Quốc Phòng - Thái Bình đề nghị cân nhắc thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý tố cáo.

Đại biểu Quốc hội Bùi Quốc Phòng - Thái Bình phát biểu tại Hội trường

Thứ nhất, về hình thức tố cáo, đại biểu đồng tình đề nghị giữ nguyên, tiếp tục quy định hai hình thức tố cáo như hiện nay của luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp.

Về Điều 10 "Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo" và Điều 12 "Nguyên tắc xác định thẩm quyền", theo quy định tại khoản 2 Điều 10 và điểm d khoản 3, khoản 5 của Điều 12, theo đại biểu quy định như vậy sẽ gặp khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết tố cáo vì người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức không thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức hoặc cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, việc triệu tập người tố cáo có mặt theo yêu cầu làm việc của người giải quyết tố cáo sẽ gặp khó khăn, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định này.

Về Điều 14 và Điều 15, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, theo đó quy định đối tượng mà Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình trực tiếp quản lý, theo đại biểu quy định như vậy là chưa đầy đủ. Trên thực tế hiện nay, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đều có các đối tượng là người lao động khác như lái xe, nhân viên bảo vệ và người làm tạp vụ, vì vậy đại biểu đề nghị bổ sung thêm đối tượng người lao động khác cũng là đối tượng mà Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết khi họ bị tố cáo. Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 15 về thẩm quyền giải quyết tố cáo của Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình trực tiếp quản lý.

Tuy nhiên, theo phân cấp quản lý của ngành Tòa án và Viện kiểm sát, Chánh án và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là người quản lý cán bộ, công chức của ngành ở địa phương, các đơn vị cấp huyện là đơn vị sử dụng cán bộ, công chức. Vì vậy, việc chuyển giao giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức cho thủ trưởng đơn vị tại cấp huyện của ngành Tòa án và Viện kiểm sát là trái với nguyên tắc xác định thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 12 dự thảo luật là "Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ công chức, viên chức đó giải quyết".

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi)

Thứ hai, về thời hạn giải quyết tố cáo quy định tại Điều 30 dự thảo luật: "quy định về thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp có thể gia hạn giải quyết tố cáo 1 lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp có thể ra hạn giải quyết tố cáo 2 lần, mỗi lần không quá 30 ngày", quy định như vậy là phù hợp. Tuy nhiên, qua thực tế việc giải quyết tố cáo có nhiều vụ thường chậm thời gian vì nhiều lý do khác nhau nhất là những vụ phức tạp cần thẩm tra xác minh liên quan đến nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa điểm khác nhau kể cả liên quan yếu tố nước ngoài phải làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, có khi mất thời gian từ 6 tháng trở lên mới có kết quả. Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc bổ sung thêm từ "làm việc" sau cụm từ "30 ngày" cụ thể là: "thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý tố cáo". Đối với vụ việc phức tạp thì người giải quyết tố cáo có thể ra hạn giải quyết lần 1 nhưng không quá 30 ngày làm việc. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp có thể ra hạn giải quyết tố cáo lần 2, mỗi lần không quá 30 ngày làm việc.

Thứ ba, trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát khi nhận được tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo có dấu hiệu phạm tội quy định tại Điều 39 dự thảo luật. Đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ "tố giác" và "kiến nghị khởi tố" cho đúng với từ ngữ quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự vừa sửa là: "Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhận được tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo quy định tại Điều 27. Khoản 2 Điều 36 luật này phải xem xét giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về giải quyết tố giác tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố thông báo ngay bằng văn bản về việc giải quyết cho cơ quan, tổ chức đã chuyển tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo".

Vân Ngọc

Các bài viết khác