Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 4b9c19a1-a94d-90a9-7816-23bccdc471fa.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Dự án luật cần quy định cụ thể việc xử lý các trường hợp chia di sản thừa kế khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

15/11/2014

Dự thảo trình QH lần này bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện để xác nhận quyền thừa kế, bác bỏ quyền thừa kế của người khác và yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản, chỉ còn quy định về thời hạn yêu cầu chia di sản thừa kế. Theo quy định tại Điều 644 dự thảo thì thời hạn yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.

Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định trường hợp “thế nào là ngay tình” quy định tại khoản 2 Điều 644 là rất khó khăn. Chẳng hạn, người thừa kế di sản, người đang quản lý di sản đã ở trên mảnh đất đó (mảnh đất là di sản thừa kế) trước hoặc sau thời điểm mở thừa kế đến khi có tranh chấp thì có được xác định là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai hay không? Thực tiễn giải quyết tranh chấp di sản thừa kế tại Tòa án những năm qua cho thấy, hàng nghìn trường hợp người không thuộc diện thừa kế nhưng vẫn là người đang quản lý, sử dụng di sản. Nếu xác định những trường hợp trong ví dụ trên là chiếm hữu không ngay tình, liên tục, công khai (tức là việc chiếm hữu của họ không có căn cứ pháp luật, không ngay tình) thì tất cả những di sản này sẽ thuộc về Nhà nước (điểm b khoản 2 Điều 644 Dự thảo luật) thì tôi cho rằng quy định này là không phù hợp với Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền sở hữu, quyền dân sự của công dân và chỉ có thể hạn chế quyền của công dân trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Có thể nói, đây là quy định mới nhằm mục đích giải quyết những hạn chế của pháp luật trước đây về hết thời hiệu yêu cầu chia di sản, nhưng nếu quy định này đi vào thực tiễn thì sẽ gây xáo trộn, bức xúc lớn trong xã hội, đặc biệt là từ những người đang quản lý, chiếm hữu di sản vì những di sản thừa kế nếu không được người thừa kế đòi lại thì là di sản đã được sử dụng ổn định nay lại chuyển thành tài sản của Nhà nước.

Việc quy định thời hiệu yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản theo tôi là mâu thuẫn với các quy định khác trong Bộ luật Dân sự hiện hành (Điều 635 Dự thảo Luật) về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Trong các quyền và nghĩa vụ về tài sản có quyền sở hữu tài sản (di sản) do người chết để lại. Như vậy, ngay từ thời điểm mở thừa kế đã phát sinh quyền tài sản, quyền sở hữu tài sản của những người thừa kế. Mà theo Hiến pháp năm 2013 thì quyền sở hữu và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Có nghĩa là quyền sở hữu tài sản của người dân được pháp luật bảo hộ không có thời hạn. Trong khi đó, Điều 644 quy định thời hạn người dân được hưởng quyền này là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản là chưa phù hợp về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Mặt khác, theo quy định tại khoản 3, Điều 159 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Có nghĩa là sau khi người chết để lại để di sản thì di sản này đã thuộc quyền sở hữu của những người hưởng di sản và những người hưởng di sản có quyền tài sản, quyền sở hữu với tài sản đó mà không phụ thuộc vào thời hiệu yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản như dự thảo cần phải được xem xét và cân nhắc kỹ.

Mặt khác, việc quy định như Điều 644 Dự thảo chưa giải quyết được những hạn chế của pháp luật hiện hành về thời hiệu chia di sản thừa kế cũng như những bức xúc của người dân trong những năm qua. Nếu căn cứ theo quy định tại điều 644 Dự thảo luật thì những trường hợp hiện nay di sản đang hết thời hiệu yêu cầu chia, chưa được Tòa án giải quyết và đang do một trong những đồng thừa kế hoặc người không phải là người thừa kế chiếm hữu, quản lý, sử dụng thì vẫn chưa có phương án giải quyết

Có thể nói, đây là một trong những loại việc gây bức xúc lớn cho người dân đối với Tòa án trong thời gian qua vì lý do Tòa án đã không giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế cho họ vì lý do hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế, trong khi đó di sản đang do người không phải là người được thừa kế quản lý, sử dụng nhiều trường hợp còn được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu.

Tôi cho rằng, QH cần có quy định cụ thể về trường hợp này, có thể ban hành một Nghị quyết riêng hoặc quy định ngay trong Bộ luật Dân sự này việc xử lý các trường hợp chia di sản thừa kế khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đã hết theo quy định trước đây của Bộ luật Dân sự năm 2005. Quy định này sẽ vừa tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân hiện nay. Đồng thời tiếp tục cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền sở hữu, quyền dân sự của người dân, từ đó giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp về đòi lại di sản thừa kế trong nhân dân hiện nay.

ĐBQH Nguyễn Sơn (Hà Nội)

(Theo Đại biểu nhân dân)