GIÁM SÁT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ: NHẬN DIỆN RÕ TỒN TẠI, HẠN CHẾ, CÓ BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ, KHẢ THI

29/10/2022

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 31/10 tới, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Đây là chuyên đề giám sát quan trọng, có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị trọng yếu, chạm đến những vấn đề nóng bỏng trong thực tiễn, được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, mong đợi.

TỔNG THUẬT SÁNG 25/10: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC NHAU VỀ DỰ ÁN LUẬT THANH TRA (SỬA ĐỔI)

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 31/10 tới, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Đây là chuyên đề giám sát quan trọng, có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị trọng yếu, chạm đến những vấn đề nóng bỏng trong thực tiễn, được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, mong đợi.

Trước đó, nội dung  chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 đã được xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tại Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm, nỗ lực của Đoàn giám sát trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong quá trình giám sát, Đoàn giám sát luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; sự tham gia tích cực, trách nhiệm, tâm huyết của các chuyên gia; công tác tham mưu, phục vụ hiệu quả của Văn phòng Quốc hội, việc đưa tin kịp thời của Truyền hình Quốc hội, Báo đại biểu nhân dân và các cơ quan truyền thông khác.

Dưới sự lãnh đạo sâu sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đã hoàn thành khối lượng công việc lớn và hoàn thành nhiệm vụ do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao. Hồ sơ báo cáo giám sát được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Chất lượng cuộc giám sát đạt yêu cầu đề ra. Các nội dung nhận định, đánh giá có tính thực tiễn, có căn cứ khoa học lý luận, bám sát mục tiêu, quan điểm, phạm vi, đề cương giám sát. Các giải pháp, kiến nghị, đề xuất rõ ràng, cụ thể và có căn cứ, bảo đảm tính khả thi. Nội dung báo cáo và dự thảo Nghị quyết được Chính phủ, các bộ, ngành tham gia ý kiến và cơ bản thống nhất.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo giám sát tối cao thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Đoàn giám sát tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết. Cụ thể như sau:

Về nội dung báo cáo kết quả giám sát, nhất là báo cáo tóm tắt và phim tư liệu cần nêu rõ: Mục tiêu, quan điểm, phạm vi, nội dung trọng tâm của chuyên đề giám sát; Tóm lược quá trình tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung, giới hạn phạm vi giám sát chuyên đề; Việc huy động lực lượng tham gia, quy mô, tầm vóc của chuyên đề giám sát; Số lượng báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương gửi Đoàn giám sát để nghiên cứu, tổng hợp; Bổ sung, đánh giá sâu sắc hơn những ưu điểm, thành tựu đạt được, dẫn chứng các bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương làm tốt.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần nhận diện rõ những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế. Bổ sung đầy đủ thông tin, số liệu, kết quả giám sát: Danh mục dự án vi phạm quy định, gồm: dự án đầu tư không hiệu quả; dự án treo; dự án chậm tiến độ; dự án BOT, BT có vướng mắc; Đất nông, lâm trường đến nay chưa sử dụng, sử dụng không đúng mục đích; đất đã giao nhưng không thu tiền sử dụng đất; đất nông nghiệp để hoang hóa,…; Đề xuất, kiến nghị rõ ràng, cụ thể, rõ trách nhiệm, rõ đối tượng, rõ thời gian, thời hạn hoàn thành bảo đảm tính khả thi và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, thể hiện rõ trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan dân cử, Chính phủ, các bộ, ngành. Trong đó đặc biệt lưu ý: Các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế đối với các dự án chậm tiến độ, dự án vi phạm, đầu tư không hiệu quả, dự án BT, BOT; diện tích đất nông, lâm trường, nông nghiệp để hoang hoá; Kiến nghị trách nhiệm xử lý các tồn tại, hạn chế này, nhất là các dự án đầu tư không hiệu quả gây thất thoát, lãng phí; Kiến nghị, trách nhiệm thống kê thông tin, số liệu còn thiếu; thời gian, kế hoạch hoàn thành.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, Dự thảo Nghị quyết cần quy định cụ thể trách nhiệm, thời hạn thực hiện, hoàn thành để tạo bước chuyển biến rõ rệt, căn bản trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó, cần lưu ý nhấn mạnh các nội dung sau: Quốc hội phát động cuộc vận động trong cả nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sâu rộng tới tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị và toàn xã hội. Hằng năm, Chính phủ tổ chức phong trào thi đua, ban hành chương trình hành động, tổ chức hội nghị quán triệt triển khai trên toàn quốc việc thực hiện để tạo chuyển biến về ý thức, trách nhiệm trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên phạm vi toàn quốc. Đổi mới việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và báo cáo việc thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm và hằng năm. Mỗi năm tập trung một chủ đề lớn, các nội dung trọng tâm, trọng điểm trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để Quốc hội thảo luận và quyết định. Quy định cụ thể trách nhiệm, thời gian thực hiện đối với việc xử lý các tồn tại, hạn chế. Bổ sung danh mục các dự án vi phạm kèm theo dự thảo Nghị quyết.

Đối với thông tin, số liệu còn thiếu, chưa đầy đủ, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát và bổ sung báo cáo Quốc hội. Định kỳ hằng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết giám sát chuyên đề này, trong đó làm rõ kết quả thực hiện kiến nghị giám sát; trách nhiệm xử lý các dự án treo, dự án chậm tiến độ; dự án đầu tư không hiệu quả; dự án BOT, BT có vướng mắc; đất nông, lâm trường cả nước chưa sử dụng; sử dụng không đúng mục đích; đất đã giao nhưng không thu tiền sử dụng đất; đất nông nghiệp để hoang hóa,... Quốc hội có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này và tiếp tục giám sát các nội dung nổi cộm có liên quan.

Về nhiệm vụ của Thường trực Đoàn giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan liên quan, nhất là Bộ Tài chính để bổ sung, làm rõ những vấn đề thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu. Thống nhất với Chính phủ lộ trình, thời hạn báo cáo, xử lý các tồn tại, hạn chế bảo đảm tính khả thi và quyết liệt trong triển khai thực hiện; Tổng hợp đầy đủ ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện báo cáo giám sát và dự thảo nghị quyết trong tháng 9 gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản để hoàn thiện gửi Quốc hội tài liệu đúng thời gian quy định../.

Minh Hùng