HỘI THẢO CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG QUY CHẾ MẪU HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Đề tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, do Trưởng ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương làm Chủ nhiệm đề tài.
Dự hội nghị có lãnh đạo Ban Công tác đại biểu, lãnh đạo Viện Nghiên cứu lập pháp; các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Tạp chí Cộng sản, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, một số Ủy ban của Quốc hội; Hội đồng Nhân dân một số địa phương: Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương, Lạng Sơn, Phú Thọ…
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh cho biết, Hội đồng Nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ giữa Trung ương và địa phương.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh phát biểu đề dẫn
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết số 27-NQ/TW đều nhấn mạnh đến sự cần thiết tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Gần đây nhất, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai công tác năm 2024, nhiều địa phương đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm ban hành Quy chế mẫu hoạt động của HĐND làm căn cứ pháp lý để HĐND các cấp triển khai thực hiện nhiệm vụ được thống nhất, đồng bộ…
Qua tổng hợp cho thấy, Hội đồng nhân dân các cấp tại các địa phương đều ban hành Quy chế mẫu nhưng mỗi địa phương, mỗi cấp lại có quy chế khác nhau, Ngoài ra, cùng với các quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, thời gian qua, nhiều luật đã được sửa đổi, bổ sung thẩm quyền của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các tổ đại biểu HĐND. Do đó, việc quy định Quy chế mẫu có tính chất thống nhất, chi tiết và tính phổ quát cao, để HĐND các địa phương ban hành quy chế tạo sự thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi để HĐND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đại diện cho ý chí, nguyện vọng, vai trò làm chủ của Nhân dân tại địa phương, đại diện Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương là cần thiết. Quy chế mẫu cũng là cẩm nang để hoạt động của HĐND đi vào nề nếp, hiệu quả, thực chất, chủ động từ sớm, từ xa trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đại biểu dự Hội thảo
Vì vậy, Ban Công tác đại biểu phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức Hội thảo “Cơ sở lý luận xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Đây là hội thảo đầu tiên trong chuỗi 03 Hội thảo của Đề tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Vì vậy, tại Hội thảo này, các đại biểu tập trung cho ý kiến nhằm làm rõ 04 nội dung: Những vấn đề lý luận chung về quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Làm rõ sự cần thiết, cơ sở chính trị, pháp lý xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nguyên tắc xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến việc Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
PGS.TS Lê Minh Thông, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đóng góp ý kiến về sự cần thiết xây dựng quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện lãnh đạo HĐND các địa phương đều tán thành rất cao với sự cần thiết ban hành Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tạo sự thống nhất trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan dân cử tại địa phương. Nhiều ý kiến đóng góp vào sự cần thiết xây dựng quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ sở chính trị, pháp lý xây dựng Quy chế mẫu; Nguyên tắc xây dựng Quy chế mẫu; Nội dung quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…
Ý kiến của các đại biểu sẽ được Ban Chủ nhiệm đề tài, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Toàn cảnh Hội thảo “Cơ sở lý luận xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh phát biểu đề dẫn
TS. Trần Anh Tuấn Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ nêu cơ sở chính trị, pháp lý xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
TS. Bùi Ngọc Thanh, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát biểu về nguyên tắc xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Đại biểu dự Hội thảo
GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Đại học Tôn Đức Thắng đóng góp ý kiến về nội dung quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
ThS. Đặng Đình Luyến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phát biểu ý kiến tại Hội thảo
PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản phát biểu
PGS.TS Bùi Xuân Đức, Nguyên Giám đốc Trung tâm Lý luận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đại diện HĐND một số địa phương phát biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo
Các đại biểu dự Hội thảo
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận Hội thảo