Cổng Thông tin điện tử Quốc hội xin trân trọng giới thiệu bài tham luận của ông Michael Croft - Trưởng Đại diện của UNESCO tại Việt Nam (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc - UNESCO) tại Hội nghị.
ông Michael Croft - Trưởng Đại diện của UNESCO tại Việt Nam
Chủ để của Hội nghị “Đối tác nghị viện về hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự phát triển bền vững” là làm thế nào để quan hệ đối tác nghị viện trong lĩnh vực Văn hóa và Giáo dục có thể góp phần vào sự phát triển bền vững (trong cộng đồng ASEAN). Chủ đề này hiện nay đang phù hợp một cách đặc biệt liên quan các điểm đến du lịch đang nổi lên của ASEAN và sự thay đổi trong cán cân phát triển – bảo tồn trong di sản văn hóa phong phú của khu vực, và nó đang trở thành một phần của bối cảnh quy hoạch và chính trị của khu vực cũng như toàn cầu.
Trong lĩnh vực văn hóa, các quốc gia thành viên ASEAN đã và đang dẫn đầu và góp phần trong nhiều tiến trình dẫn tới sự hình thành của 06 Công ước Văn hóa UNESCO, tiến trình trong quá khứ và hiện tại về việc cập nhật các chính sách của UNESCO và các hướng dẫn vận hành nhằm nhanh chóng thực hiện các công ước đó, đối phó với bối cảnh phát triển đang thay đổi và chương trình phát triển bền vững mới.
UNESCO đã đang phối hợp với các quốc gia thành viên ASEAN trong việc thực hiện và thí điểm hàng loạt các sáng kiến đem lại cả những thực hành tốt và những phát hiện là nền tảng cho các khuyến nghị nên được thực hiện ở mức độ chính sách, cấp quốc gia và liên quốc gia; nhờ đó các quan hệ đối tác giữa các tổ chức lập pháp đóng vai trò quan trọng lớn.
Bài tham luận này sẽ thảo luận vai trò quan trọng của quan hệ đối tác nghị viện trong việc thúc đẩy bảo tồn di sản văn hóa và thúc đẩy di sản văn hóa chia sẻ trong ASEAN vì sự phát triển bền vững. Bài tham luận này tập trung vào khía cạnh sau:
Những vấn đề chung ở các khu di sản thế giới của ASEAN và làm thế nào để ASEAN có thể hợp tác cùng hành động để tăng cường sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự đóng góp của của di sản thế giới vào sự phát triển bền vững?
Những vấn đề chung và các thực hành tốt của quốc tế trong bảo tồn và quảng bá di sản.
Là một khu vực giàu có và đa dạng tài nguyên văn hóa, trong đó có 41 khu di sản thế giới, các quốc gia ASEAN đang trở thành một điểm đến du lịch “top”. Giá trị của di sản thế giới và các khu di sản khác đối với du lịch và đối với các nền kinh tế khu vực và quốc gia là hết sức quan trọng. Du lịch đã và đang ở một nhịp độ phát triển tăng tốc từ vài thập kỷ trước. Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế Giới của Liên Hợp Quốc, số lượng khách du lịch quốc tế (nghỉ qua đêm) toàn cầu đã tăng 6% trong năm 2018 tới 1.4 tỷ; và sự tăng trưởng về khách đến trong suốt chín tháng đầu năm 2019 song song với con số 3 – 4% tăng trưởng suốt năm 2018. Trong khu vực Đông Nam Á nơi mà du lịch và sự dịch chuyển chiếm tới 12,6% tổng GDP thì sự tăng trưởng này đã hơn 6% (UNWTO, 2019).
Hội nghị trực tuyến “Đối tác nghị viện về hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự phát triển bền vững”.
Sự đa dạng (các loại di sản) của các khu di sản trong danh sách Di sản Thế giới UNESCO đang là một yếu tố rất mạnh đối với sự hấp dẫn của du lịch. Du lịch đóng vai trò giải pháp trong bảo vệ và sự tăng cường (vai trò) của những khu di sản thông qua việc tạo ra những doanh thu lo lớn mà những nguồn thu này sẽ tiếp tục tài trợ cho trùng tu và bảo trì các di sản. Tuy nhiên, trong nhiều khu di sản đang tồn tại trong khu vực cũng như trên thế giới, du lịch cũng mang tới các vấn đề nếu như các phương thức vận hành và thực hành không tương thích đói với khu di sản; sự bùng nổ hệ thống cơ sở hạ tầng và áp lực dân số không được quản lý một cách đúng đắn; việc tiếp cận không công bằng tới các nguồn tài nguyên công bị trầm trọng hơn và nguy cơ bị dạt vào bên lề (sự phát triển và bảo tồn) của người dân địa phương đối với các dịch vụ sinh lời. Nhiều khu di sản đang đối mặt với nhưng thách thức chung khi thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ du lịch bền vững và chất lượng, những thứ khuyến khích thái độ có trách nhiệm của các du khách. Do đó, các điểm đến di sản hấp dẫn cơ bản đối với khách du lịch cần thiết phải được lập kế hoạch và quản lý rất tốt với cách thức bền vững.
Thêm vào những vấn đề chung của các khu du lịch (di sản) đang nổi, các khu di sản thế giới còn lại cũng đối mặt với các thách thức trái ngược của việc bị bỏ quên: Đó thường là các khu di sản khảo cổ, nằm ở nhưng vùng xa, không có đủ nguồn nhân lực và tài chính (để vận hành) và đặc biệt, bị cô lập và mất kết nối với các khu di sản thế giới khác trong quốc gia và mạng lưới ASEAN. Đa phần các quốc gia thành viên ASEAN và UNESCO đã sớm nhận thức về những vần đề phổ biến này. Một số quốc gia thành viên đã tham gia một cách tích cực và đóng góp vào sự hành thành của các khung hoạt động toàn cầu nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững. Ở mức độ toàn cầu, Liên Hợp Quốc đã gia tăng gấp đôi nỗ lực, đặc biệt thông qua chương trình phát triển bền vững sau năm 2015 trình bày trong các tài liệu chính như Nhận thức về Tương lai Chúng ta muốn cho Tất cả mọi người (2012) và Biến đổi Thế giới của Chúng ta: Chương trình 2030 vì Sự Phát triển Bền vững (2015), với 17 Mục tiêu Thiên niên kỷ (SDGs), cũng như Hiệp định Pari về Biến đổi Khí hậu (UN 2015). Đặc biệt trong khuôn khổ quản lý di sản thế giới, các quốc gia thành viên đã thông qua quyết định tại Đại hội đồng UNESCO vào cuối năm 2015 bỏ phiếu chính sách UNESCO về Di sản Thế giới và Sự phát triển bền vững. Trong tiến trình đó, hàng loạt các quốc gia thành viên ASEAN đã đóng vai trò nòng cốt trong sự hình thành chính sách, bao gồm Việt Nam – nước chủ nhà đăng khai Hội nghị Chuyên gia Toàn cầu UNESCO vào tháng 01 năm 2015 (tại Khu di sản Thế giới Tràng An, tỉnh Ninh Bình) để thống nhất lần cuối Chính sách này.
Trong một quy trình song song, giữa nhiều hoạt động mang tính chất tập thể, kể từ khi Hội nghị Du lịch ở Brunei Darussalam vào năm 2012, các quốc gia thành viên ASEAN đã cam kết thực hiện Đánh giá tác động Du lịch đối với các Khu di sản Thế giới ASEAN và các Công viên Di sản ở các quốc gia thành viên ASEAN. Theo đó, vào đầu năm 2019 cũng tại Hội thảo Du lịch ASEAN tại thành phố Hạ Long, các quốc gia thành viên ASEAN đã nhấn mạnh tính cấp thiết của sủ dụng dòng vốn quyền lực của công nghệ điện tử và các sáng kiến thanh niên nhằm tăng cường sự kết nối giữa các khu di sản thế giới ASEAN, chia sẻ các bài học kinh nghiệm và các thực hành tốt, và sự cần thiết phải có những cơ chế và chính sách mới nhằm điều chỉnh sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển ở những khu di sản này.
Gần đây nhất, vào tháng 11/2019, các đại biểu du lịch và di sản văn hóa từ các quốc gia ASEAN đã tham gia vào một hội thảo vùng ở Luông Phra Băng, Lào, đăng cai bới Bộ Văn hóa, Du lịch và Thông tin Lào, Ban Thư Ký ASEAN và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ. Xuyên suốt quá trình hội thảo, các thành viên tham gia đã thảo luận về hai công cụ và thực hành quốc tế tốt có liên quan là Những Hành trình Di sản Thế giới của Liên Minh Châu Âu – một sáng kiến được hỗ trợ bởi Chương trình Du lịch Bền vững Di sản Thế giới UNESCO (1); và Công cụ Quản lý và Đánh giá Du khách được xây dựng bởi UNESCO (UNESCO VMAT).
“Hành trình Di sản Thế giới” của Liên Minh Châu Âu – một thực hành tốt, nền tảng UNESCO đầu tiên cho Du lịch và Di sản Thế giới được khuyến nghị cho cộng đồng ASEAN. Nền tảng hiện diện và kết nối với muôn vàn các Khu di sản khắp Châu Âu với một cách thức phối hợp hài hòa và chặt chẽ, khuyến khích mọi người du lịch sâu sắc hơn và có trách nhiệm. Di sản Thế giới ở Châu Âu đã được liên kết lại không bởi vì một khối địa lý và bởi bốn chủ đề chính của di sản là Châu Âu Vương Giả, Châu Âu Cố kính, Châu Âu Lãng Mạn và Châu Âu Ngầm. Tương tự, phân. Tích ban đầu đã chỉ ra tiềm năng to lớn cho ASEAN tạo dựng nên một nền tảng tương tự, một công cụ giúp kết nối những viên ngọc di sản nổi bật nhất của khu vực, tăng cường những kết nối giữa các quốc gia thành viên và tạo dựng nên một sự hiện diện mãnh mẽ hơn của cộng đồng ASEAN giàu có và phong phú về văn hóa.
Thứ 2, Bộ công cụ VMAT UNESCO được khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự quản lý tốt hơn cho sự phát triển nhanh chóng của du lịch, cùng với những khía cạnh đa chiều của các Khu di sản thế giới tại ASEAN. Bộ công cụ VMAT chứa đựng một đánh giá cơ bản/ ban đầu và một đánh giá hoàn chỉnh/ở cấp độ cao. Trong đó, đánh giá cơ bản tập trung vào những thành tố cơ bản nhất của quản lý du khách, thứ mà nên được thực hiện nhằm hỗ trợ bảo vệ các giá trị di sản của các khu di sản. Nó giúp để xác định những hoạt động cụ thể nền móng và các hoạt động mà nhờ đó quản lý du khách có thể góp phàn vào các mục tiêu phát triển cụ thể. Phần này của đánh giá được cấu trúc bao gồm các chỉ số bền vững về văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế, và hữu ích một cách đặc biệt để đánh giá bằng cách nào mà quản lý tốt lại đứng song hành cùng với các chương trình phát triển bền vững của địa phương. Cả hai đánh giá đều đưa ra một báo cáo đánh giá. Báo cáo này bao gồm các tham khảo tới các nguồn tài nguyên có liên quan sẽ giúp tăng cường sự quản lý của các thành tố quản lý cụ thể.
Trong suốt những hội thảo kỹ thuật vùng gần đây nhất vào tháng 11 năm 2019 tại Luông Phra Băng, Lào, trong suốt 3 ngày, 66 đại biểu đã mang tới những thảo luận chi tiết trong các. Tình huống cụ thể của chín nghiên cứu trường hợp từ các quốc giá ASEAN, bao gồm: Khu di sản thế giới Angkor, Campuchia; Khu di sản thế giới Borobodur, Indonesi; Khu di sản thế giới Komodo National Park, Indonesia; Khu di sản thế giới Tropical Rainforest Heritage of Sumatra, Indonesia; Khu di sản thế giới thành phố Luang Prabang, Lao PDR; Khu di sản thế giới Bagan Sacred Landscape, Myanmar; Khu di sản thiên nhiên thế giới và Công viên Di sản ASEAN Quần thể rừng Dong Phayayen- Khao Yai, Thailand; Khu di sản thế giới Quần thể Di tích Cố đô Huế, Viet Nam; Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Ke Bang, Viet Nam
Phân tích từ chín nghiên cứu trường hợp này đã giúp xác định được một số các vấn đề chung tác động lên các khu di sản, cả di sản thiên nhiên và di sản văn hóa, và cả các tác động tích cực lẫn tiêu cực xuyên suốt ASEAN. Những vấn đề chung yêu cầu sự quan tâm này đã được hệ thống lại trong các Khuyến nghị cho Các nước Thành viên ASEAN.
Khuyến nghị Hành động
Những khuyến nghị giải pháp được rút ra từ hàng loạt các thảo luận và hội thảo, và giá trị của việc thực thi các khuyến nghị trong các mối quan hệ đối tác giữa các quốc gia ASEAN và giữa ASEAN với UNESCO cũng đã được ghi lại:
Một tầm nhìn chung về Di sản và Phát triển Bền vững:
Phát triển Bền vững là cấp bách. Cần thiết phải có những chính sách rất hợp lý và những động cơ thúc đẩy lạnh trong và xung quanh các khu di sản thế giới để cân bằng những nhu cầu của các danh thắng văn hóa sống/bản địa hoặc các danh thắng thiên nhiên với nhu cầu của du khách và nền kinh tế du lịch. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, những nhu cầu về chính sách hợp lý, lập kế hoạch khéo léo và lộ trình kiểm tra chuyên môn thường xuyên là những điều đặc biệt cần thiết.
ASEAN sẽ nên xây dựng những tầm nhìn chung thông qua một tiến trình đa đối tượng tham gia vì du lịch bền vững. Điều này thực sự phản ánh các giá trị di sản của các khu, ở mức độ địa phương, đồng thời sử dụng các văn bản tầm nhìn này để dẫn dắt, thông báo quy hoạch du lịch và ra quyết định phát triển cũng như các thực hành khác đối với các khu di sản thế giới và các vùng đệm một cách tương thích.
Một nỗ lực phối hợp và quan hệ đối tác trong tăng cường và nâng cao các quy định về di sản
Thuế di sản là công cụ tiềm năng để tạo điều kiện các lợi ích bình đẳng cho người dân địa phương và phân phối lại đủ các nguồn tài nguyên dành cho bảo tồn di sản. Khueyens nghị này quan trọng với nhiều khu di sản mang tính biểu tượng như Angkor, Bagan, Luang Prabang, Quần thể Di tích Cố đô Huế - tất cả những áp lực chung (mà những nơi này) đang phải đối mặt từ việc số lượng du khách đang leo thang (tăng nhanh), sự phát triển trong và xung quanh các khu di sản, và nhữn khối lượng lớn công việc để quản lý một cách đầy đủ và tác động của du lịch lên di sản và các kết cấu xã hội của di sản.
Cấp phép cho các Hướng dẫn viên du lịch, tiếp cận các nguồn tài nguyên di sản, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, sử dụng danh hiệu di sản; điều hòa mối quan hệ đối tác công tư tại các khu di sản thế giới là các khung quy định cốt lõi của các khu di sản thế giới để bảo tồn di sản thế giới và tạo điều kiện cho sự bình đằng các quyền lợi cho người dân địa phương.
Phát triển các chính sách liên hết văn hóa và giáo dục. Nhiều sáng kiến thúc đẩy sự tham gia của thanh niên với các di sản thế giới và các hoạt động giáo dục di sản nói chung được gắn liền với động lực, kiến thức và kỹ năng của các cá nhân (giáo viên và nhà quản lý) hơn là sự áp đặt của một chính sách nhà nước. Các cơ quan hữu quan trong khu vực cần triển khai chính sách nhà nước toàn diện nhằm tạo ra những môi trường cho phép cả giáo dục di sản (vật thể và phi vật thể) trong các trường học và phát triển các chiến lược dài hạn cho sự hội nhập của giáo dục di sản vào trong trường học.
Đồng thuận về những thay đổi tích tích cực trong khung pháp lý quốc tế.Các nghị viên và quan hệ đối tác liên nghị viện sở hữu quyền lực và vai trò to lớn trong thúc đẩy sự thực thi các công ước di sản thế giới và sự hội nhập của nó với Chương trình 2030 cùng với các Mục tiêu Phát triển Bền vững, ở cả tầm quốc tế và quốc gia.
Giám sát và thúc đẩy các kết nối di sản ASEAN trong khu vực
Giám sát thực thi Công ước Di sản Thế giới bằng cách cho phép và khuyến kích các sáng kiến, dự án và chuowng trình tiểu vùng ASEAN và quốc gia nhằm thúc đẩy nền tàng phối hợp như là các con đường Di sản Thế giới ASEAN nhằm tăng cường các kết nối di sản ASEAN và nâng cao sự hiện diện và liên minh Di sản Thế giới ASEAN.
Các nước thành viên ASEAN sẽ nên sử dụng các công cụ quản lý du lịch và di sản như Công cụ Đánh giá Quản lý UNESCO, Di sản Thế giới trong Tay Thanh niên, Nghệ thuật trong Giáo dục và Nghệ thuật trong Giaos dục và Di sản Văn hóa Thế giới Phi vật thể nhằm cung cấp các cơ hội làm phong phú giáo dục với văn hóa trong khi nâng cao nhận thức của học sinh/sinh viên về di sản, nghệ thuật và phát triển các quan điểm/ thái độ có triển vọng.