THƯỜNG TRỰC ỦY BAN TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH CHO Ý KIẾN VỀ PHƯƠNG ÁN TIẾP THU, GIẢI TRÌNH VỀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021

07/06/2023

Chiều 06/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách họp phiên mở rộng cho ý kiến về phương án tiếp thu, giải trình về Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

CHỦ NHIỆM ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH LÊ QUANG MẠNH CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP THƯỜNG TRỰC ỦY BAN MỞ RỘNG

Cùng dự phiên họp có các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Thường trực, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; đại diện lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

Toàn cảnh phiên họp

Trước đó, trong tuần làm việc đầu tiên của Quốc hội, Quốc hội đã nghe trình bày báo cáo và tiến hành thảo luận tại tổ và hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Qua thảo luận, đa số các đại biểu Quốc hội thống nhất với báo cáo của Chính phủ về quyết toán NSNN năm 2021, đánh giá cao trong bối cảnh đất nước chịu tác động nghiêm trọng bởi dịch COVID-19, cùng với nỗ lực của toàn hệ thống chính trị và người dân, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành các chính sách vĩ mô, trong đó có chính sách tài khóa, chủ động, tích cực, kịp thời góp phần kiểm soát dịch bệnh, ổn định và phục hồi kinh tế, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có cân đối ngân sách, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Các thành viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng chỉ rõ, kết quả thu ngân sách năm 2021 tăng khá cao so với dự toán, đặc biệt là khoản thu tiền sử dụng đất; nguyên nhân tăng thu là do công tác lập dự toán chưa sát thực tế, số chuyển nguồn sang năm sau vẫn tăng cả về quy mô và tỷ trọng, đề nghị Chính phủ làm rõ các nội dung chuyển nguồn và các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương tài chính quốc gia còn chưa nghiêm, vẫn tồn tại hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng thu, chi NSNN; chi chuyển nguồn không đúng quy định; việc phê duyệt, lập báo cáo quyết toán NSNN của nhiều bộ, ngành, địa phương chậm dẫn đến Chính phủ tổng hợp, trình Quốc hội muộn so với thời gian quy định.

Các đại biểu tham dự phiên họp

Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần khẩn trương hoàn thiện lộ trình rút ngắn thời gian quyết toán NSNN vì theo quy định hiện nay, thời gian phê chuẩn quyết toán NSNN quá dài làm cho những bài học rút kinh nghiệm trong thu, chi ngân sách của năm trước không còn tính thời sự, làm giảm tính hiệu quả rất nhiều.

Tại buổi làm việc, các ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng cần nêu rõ đề nghị Chính phủ đề ra các biện pháp thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính. Trong đó, bên cạnh công khai danh sách tổ chức, cá nhân vi phạm, chưa hoặc chậm khắc phục tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm. Có các giải pháp, kế hoạch khắc phục các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách và báo cáo của Kiểm toán Nhà nước.

Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách tại phiên họp

Liên quan đến chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 sang năm 2022 còn lớn (bằng 45,% dự toán). Số chi chuyển nguồn tăng cả quy mô và tỷ trọng, đặc biệt có những địa phương chuyển nguồn lớn, xấp xỉ dự toán chi. Đáng chú ý là có một số khoản chi chuyển nguồn không đúng quy định, trong báo cáo kiểm toán cũng đã nêu số liệu chuyển nguồn chưa xác thức được tính chính xác. Điều này khiến đại biểu Quốc hội còn nhiều băn khoăn.Do vậy, đề nghị trong dự thảo Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước 2021 cần giao Chính phủ có giải pháp quyết liệt khắc phục các tồn tại này. Đồng thời điều hành, chỉ đạo sát sao, bám sát với các nhiệm vụ chính trị, tăng cường kiểm soát các khoản chi chuyển nguồn. Nghiên cứu, sửa đổi cơ chế, quy định phù họp về chuyển nguồn trong thời gian tới./.

Bảo Yến - Nghĩa Đức

Các bài viết khác