TỈNH THỪA TIÊN – HUẾ: CẦN CƠ CHẾ ĐẶC BIỆT HỖ TRỢ CHO DI SẢN HUẾ

05/01/2019

“Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế rất cần sự hỗ trợ từ Quốc hội, Chính phủ nhằm thực hiện thành công đề án di dân ra khỏi khu vực 1 tỉnh Thừa Thiên - Huế…”, là một trong những kiến nghị được lãnh đạo tỉnh gửi đến Đoàn giám của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội tại buổi làm việc ngày ngày 04/01. Ông Bùi Đặng Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng Đoàn giám sát.

Đoàn giám của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế

Năm 2017, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế năm là trên 7.000 tỷ đồng, bằng 103% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 15% so với thực hiện năm trước.Có 11/17 chỉ tiêu hoàn thành vượt dự toán được giao, trong đó, một số chỉ tiêu thu chiếm tỷ trọng khá lớn vượt dự toán: Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước 575 tỷ đồng, chiếm 8% tổng thu ngân sách, bằng 117% dự toán; Thuế bảo vệ môi trường 497 tỷ đồng, chiếm 7%, bằng 122% dự toán...

Năm 2018, thu ngân sách địa phương tuy vượt dự toán giao nhưng phần thu ngân sách tỉnh hưởng dự kiến hụt khoảng gần 100 tỷ đồng. Là địa phương được trung ương bổ sung cân đối ngân sách nhưng 02 năm qua tỉnh luôn hụt thu cân đối đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tại buổi làm việc, ông Phan Ngọc Thọ, Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị Quốc hội có cơ chế hỗ trợ kinh phú tỉnh để thực hiện thành công đề án di dân ra khỏi khu vực 1 kinh thành Huế.

Kết luận buổi làm việc, ông Bùi Đặng Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, yêu cầu tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm sử dụng ngân sách hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ đầu tư công, đồng thời tuyệt đối không để sai sót trong việc chi ngân sách. Đối với một số kiến nghị của tỉnh, đoàn tiếp thu và sẽ làm việc với Bộ Tài chính trong thời gian tới./.

Tiểu Bảo