CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI (PHẦN 1): GIÁM SÁT TỐI CAO
* Hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH):
1. Xem xét Báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan khác do Quốc hội thành lập và các báo cáo sau trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội do Quốc hội giao hoặc theo yêu cầu của UBTVQH. Theo đó, UBTVQH sẽ xem xét:
a) Báo cáo công tác hằng năm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
b) Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
c) Báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội; Báo cáo của Chính phủ về thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; Báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
d) Báo cáo về việc thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo khác theo nghị quyết của Quốc hội hoặc theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đoàn giá sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại Bình Định
2. Xem xét Văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân 2015 có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH. Cụ thể:
Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Đồng thời giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; giúp Quốc hội tổ chức thực hiện quyền giám sát tối cao theo sự phân công của Quốc hội.
3. Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân 2015 trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội. Theo đó, ĐBQH chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp luật, việc thi hành pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại các bộ, ngành, địa phương khi có yêu cầu.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì cuộc làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.
4. Giám sát chuyên đề;
5. Xem xét Báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
6. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
7. Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri;
8. Giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
9. Xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và đại biểu Quốc hội;
10. Kiến nghị việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
* Hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
1. Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân 2015 thuộc lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách hoặc theo sự phân công của UBTVQH. Đó là:
a) Báo cáo công tác hằng năm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
b) Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
c) Báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội; Báo cáo của Chính phủ về thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; Báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
d) Báo cáo về việc thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo khác theo nghị quyết của Quốc hội hoặc theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Giám sát Văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân 2015. Cụ thể, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban phụ trách; giúp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện quyền giám sát theo sự phân công của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với các Bộ, ngành về việc thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về phòng cháy, chữa cháy.
3. Giám sát chuyên đề;
4. Tổ chức hoạt động giải trình những vấn đề thuộc lĩnh vực HĐDT, Ủy ban của Quốc hội phụ trách;
5. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân;
6. Kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
* Hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH:
Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Yên Bái đã giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại huyện Văn Chấn.
1. Giám sát chuyên đề việc thi hành pháp luật ở địa phương;
2. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà ĐBQH, Đoàn ĐBQH đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
3. Cử ĐBQH trong Đoàn ĐBQH tham gia Đoàn Giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu.
* Hoạt động giám sát của ĐBQH:
1. Chất vấn những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân 2015. Theo đó, ĐBQH chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp luật, việc thi hành pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại các bộ, ngành, địa phương khi có yêu cầu.
2. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật;
3. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.