ĐOÀN ĐBQH TỈNH BÌNH DƯƠNG LẤY Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)
Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
Trong giai đoạn 2016-2021, việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng trên địa bàn tỉnh chủ yếu thực hiện theo các văn bản do Trung ương ban hành. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành các quyết định, kế hoạch và văn bản nhằm cụ thể hóa các chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nhận thấy, các văn bản được ban hành đều bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo tính hợp pháp, đồng bộ, thống nhất, đầy đủ, kịp thời và mang tính khả thi cao, trong đó quy hoạch năng lượng, kế hoạch phát triển năng lượng hàng năm và các giai đoạn luôn đảm bảo phù hợp với đặc thù phát triển công nghiệp của địa phương, phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đại biểu góp ý cho dự thảo báo cáo
Tuy nhiên, một số văn bản quy phạm pháp luật có tính ổn định chưa cao, phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần (Quy định về trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực trong giai đoạn 2015 – 2020), còn chồng chéo, không thống nhất, cụ thể như: Quy định cấp điện áp trong hệ thống điện giữa Nghị định 14/2021/NĐ-CP và Thông tư số 39/2015/TT-BCT. Theo đó, Thông tư 39 quy định: "Cao áp là cấp điện áp danh định trên 35kV đến 220kV", trong khi Nghị định 14 quy định "Lưới cao áp là lưới điện có điện áp danh định từ 1.000V trở lên". Đồng thời việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 còn chậm.
Việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 còn chậm, làm ảnh hưởng đến cơ hội cũng như trình tự, thủ tục trong công tác đầu tư; chưa đồng bộ giữa các quy hoạch về phát triển năng lượng, quy hoạch sử dụng đất của địa phương, gây khó khăn đến quá trình triển khai thực hiện…
Qua kết quả giám sát, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có kết luận để Chính phủ sớm nghiên cứu, xây dựng mới dự án Luật Năng lượng tái tạo nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng, tạo hành lang pháp lý thu hút các nguồn lực cho phát triển năng lượng tái tạo trong tương lai, giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành Phát biểu tại hội nghị
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn khi triển khai các chương trình, dự án tiết kiệm năng lượng.
Đồng thời kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt và ban hành Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong đó có quy hoạch phát triển điện của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035. Để đạt được mục tiêu đưa điện mặt trời hòa vào dòng điện quốc gia phục vụ cho toàn xã hội về năng lượng, Chính phủ cần chỉ đạo ban hành những văn bản cụ thể áp dụng riêng cho năng lượng mặt trời để giải quyết khó khăn cho việc phát triển điện mặt trời hiện nay.
Đối với UBND tỉnh Bình Dương, sớm hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035, trong đó tích hợp quy hoạch phát triển năng lượng của tỉnh, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở cho quá trình thực hiện. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn và thường xuyên đối với đội ngũ công chức quản lý nhà nước về năng lượng trên địa bàn…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành cho rằng, các chính sách pháp luật về năng lượng thời gian qua phát huy hiệu quả, tuy nhiên cần có chính sách mới để phù hợp với định hướng phát triển năng lượng sạch. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản thống nhất với các nội dung dự thảo. Ông cho rằng, Đoàn giám sát đã đánh giá toàn diện việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng trên địa bàn tỉnh. Đối với những vấn đề vướng mắc thời gian tới, tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành rà soát, phối hợp cùng tháo gỡ.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương kết luận hội nghị
Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương yêu cầu Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh ghi nhận, tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu và hoàn chỉnh báo cáo.