Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN&MT Tạ Đình Thi: Cần đánh giá đầy đủ việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm việc với Bộ Công thương
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương Trịnh Anh Tuấn cho biết, trong giai đoạn 2011 – 2022 vừa qua, thực hiện nhiệm vụ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, đồng thời phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các cơ quan, tổ chức liên quan để triển khai mạnh mẽ, hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước.
Theo Báo cáo của Bộ Công thương gửi Đoàn giám sát, về cơ bản, trong gần 12 năm thực thi vừa qua, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn Luật đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, đồng thời kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.
Công tác xây dựng thể chế được các cấp, các ngành quan tâm, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đáp ứng các yêu cầu cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam và xu hướng phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới; thực thi hiệu quả hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; lồng ghép các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nhiều văn bản, lĩnh vực chuyên ngành có liên quan, trong đó, nổi bật là lĩnh vực thương mại điện tử, quản lý thị trường; hình thành hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương và hệ thống các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả nước; nâng cao nhận thức của xã hội đối với sự quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội; kêu gọi và tăng cường trách nhiệm của các chủ thể trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo cơ sở để ban hành và thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề án, kế hoạch về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như thúc đẩy lồng ghép bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các lĩnh vực chuyên ngành; khẳng định vai trò và những đóng góp của Việt Nam đối với sự phát triển chung của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khu vực và trên thế giới…
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn đã chỉnh tương đối đầy đủ và toàn diện các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền người tiêu dùng, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa, dịch vụ và trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, một số quy định cụ thể của Luật không chỉ đáp ứng yêu cầu thực tiễn còn có tính định hướng dự báo để kịp thời điều chỉnh các vấn đề, các xu mới phát sinh, như: bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; kiểm soát hợp theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; hàng hóa có khuyết tật; tổ chức xã hội gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phương thức giải quyết tranh chấp của tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Cùng với đó, trên cơ sở các quy định khung về bảo vệ quyền lợi người dùng, các nội dung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đã được quy trong pháp luật của các lĩnh vực chuyên ngành, bao gồm các quy định về nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại tử, an toàn thực phẩm, kinh doanh các mặt hàng đặc biệt như rượu, thuốc lá, ...hoặc trong các vấn đề nóng như phòng, chống hàng giả, hàng không rõ gốc xuất xứ...
Tuy nhiên , Báo cáo cũng chỉ ra, dù đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2011 - 2022, công tác này cũng còn một số bất cập, hạn chế: Một số quy định pháp luật hiện hành chưa phù hợp, chưa điều chỉnh kịp sự thay đổi của thực tiễn sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng; một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định pháp luật có liên quan, dẫn tới khó theo dõi, thực hiện không thống nhất.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một chủ trương quan trọng được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng nhằm hoàn thiện thể chế, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu của công tác hội nhập quốc tế trong tình hình mới.
Ngày 17/11/2010, Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 8 thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và hàng loạt các Nghị quyết, Chương trình hành động liên quan đến lĩnh vực này. Đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của xã hội.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, tại thời điểm ban hành năm 2010 và qua quá trình thực hiện, nhiều nội dung quy định của Luật đã thể hiện được tính thống nhất, phù hợp đảm bảo hiệu quả trong quá trình triển khai. Đồng thời, ngay trong quá trình triển khai, Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện tổng kết, đánh giá định kỳ theo năm, theo giai đoạn năm và 10 năm đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, đặc biệt các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật.
Sau gần 12 năm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực thi, các vấn đề bảo vệ người tiêu dùng đã có những diễn biến mới, cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Bản chất bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không thay đổi, nhưng phạm vi quá rộng, bao trùm hết các lĩnh vực, do vậy đòi hỏi cần có trách nhiệm, sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi cần giải quyết 4 vấn đề cơ bản: Định nghĩa người tiêu dùng; Người tiêu dùng có những quyền cơ bản gì; Quy trình, nguyên tắc giải quyết khi có tranh chấp; Hệ thống thực thi luật.
Đánh giá cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương cũng như sự chuẩn bị nghiêm túc của Bộ cho buổi làm việc với đoàn giám sát, ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - Phó Trưởng Đoàn giám sát - cho rằng, Báo cáo của Bộ Công Thương đã bám sát đề cương của đoàn giám sát, thể hiện cụ thể các nội dung theo yêu cầu. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - Phó Trưởng Đoàn giám sát Tạ Đình Thi đề nghị Bộ Công Thương tiếp thu đầy đủ và tiếp tục rà soát, đánh giá và hoàn thiện Báo cáo gửi Đoàn giám sát nghiên cứu trong thời gian sớm nhất./.