Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam Men Sam An và Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia Nguyễn Thị Thanh đồng chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh – Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia nhấn mạnh, cuộc gặp năm nay diễn ra vào thời điểm nhân dân Campuchia Kỷ niệm 46 năm Ngày thành lập Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, tiền thân của Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ Quốc Campuchia hiện nay (02/12/1978 - 02/12/2024) - một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, mãi mãi khắc sâu trong trái tim và ký ức của người dân Campuchia và người dân Việt Nam.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chúc nhân dân Campuchia, dưới sự trị vì của Quốc vương Norodom Sihamoni, sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Campuchia, Chính phủ Vương quốc Campuchia do Thủ tướng Hun Manet đứng đầu, nhân dân Campuchia sẽ tiếp tục giành được nhiều thắng lợi mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân Campuchia hạnh phúc; thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Campuchia trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và có thu nhập cao năm 2050; Chúc Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Men Sam An, và qua ông Samdech gửi tới toàn thể nhân dân Campuchia, cán bộ, hội viên Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc mừng những thành tựu quan trọng của nhân dân Campuchia và của nhân dân tỉnh Kép trong việc thực hiện Chiến lược Ngũ giác Phát triển giai đoạn 1 của Chính phủ Campuchia.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh (Ảnh: VOV)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, cùng với những thành tựu quan trọng, toàn diện của mỗi nước, hai nước vui mừng nhận thấy, quan hệ chính trị Việt Nam - Campuchia tiếp tục phát triển tốt đẹp. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc. Quan hệ hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước với các cơ chế hợp tác thiết thực được triển khai ngày càng hiệu quả, đưa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu. Hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng giữa hai nước được tăng cường.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Kiên Giang là một trong 10 tỉnh của Việt Nam có đường biên giới trên bộ và trên biển giáp với tỉnh Kep và tỉnh Kampot, Vương quốc Campuchia; có mối quan hệ láng giềng gần gũi, hữu nghị truyền thống lâu đời. Những năm qua, nhân dân hai tỉnh Kiên Giang và tỉnh Kep luôn quyết tâm giữ gìn tình hữu nghị truyền thống đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và lợi ích vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Các cấp, các ngành hai tỉnh phối hợp tuyên truyền chủ trương, chính sách và pháp luật về xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị; vận động nhân dân hai bên chấp hành tốt pháp luật không qua lại biên giới trái phép, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh biên giới, tuyên truyền về công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa Việt Nam - Campuchia.
Hai tỉnh giáp biên cùng nhau phát hiện, ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, khai thác hải sản trái phép trong vùng nước lịch sử và những âm mưu, hành động phá hoại, gây chia rẽ tình đoàn kết, hữu nghị truyChủ tịch Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam
Trong năm qua, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia và Hội Hữu nghị Campuchia – Việt Nam đã đổi mới hoạt động, thực hiện tốt hơn nữa vai trò là cầu nối hữu nghị giữa nhân dân hai nước; thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp trên cơ sở hai bên cùng có lợi, đồng thời giúp thế hệ trẻ hai nước ngày càng hiểu biết, gắn bó với nhau, góp phần làm sâu sắc mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước chúng ta.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh mong muốn, bằng uy tín và ảnh hưởng của mình, Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Campuchia để họ hòa nhập tốt vào xã hội sở tại và có cuộc sống ổn định, lâu dài.
Trên cơ sở báo cáo tổng kết và từ thực tiễn hoạt động phong phú của các cấp hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị các đại biểu của Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia và Hội Hữu nghị Campuchia – Việt Nam tham gia đóng góp ý kiến thẳng thắn, đi sâu phân tích làm rõ nguyên nhân những mặt đã làm được và chưa được trong một năm qua với 5 nội dung đã thống nhất tại hội nghị Tây Ninh (tháng 11/2023) trong việc tổ chức các hoạt động năm 2024; gồm:
[1] Công tác thông tin tuyên truyền; [2] Công tác trao đổi đoàn và các hoạt động giao lưu hữu nghị; [3] Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan chức năng, các địa phương của hai nước để triển khai nội dung tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị của các nhà lãnh đạo trẻ của hai nước; [4] Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại; [5] Phối hợp tổ chức hội nghị giữa hai Hội.
Đồng thời, đề xuất các giải pháp, biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để việc phối hợp triển khai thực hiện Bản ghi nhớ trong năm 2025 và những năm tiếp theo đạt nhiều kết quả cao hơn, mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn, góp phần tích cực vào việc giữ gìn và vun đắp tình đoàn kết hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia - Campuchia - Việt Nam - Tài sản chung vô giá của hai dân tộc và nhân dân hai nước chúng ta mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.