Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến lần thứ hai về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng. Ngay sau kỳ họp, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã phối hợp cùng Cơ quan trình dự án, các cơ quan hữu quan nghiên cứu đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.
Tại phiên họp, thay mặt Ủy ban Tư pháp và Cơ quan trình dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội các phương án xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57).
Thảo luận về dự án, nhiều đại biểu khẳng định quyết tâm chính trị của chúng ta là phải minh bạch thu nhập, tài sản, phòng chống tham nhũng. Với tài sản do tham nhũng mà có thì luật hiện hành đã có quy định. Riêng với tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai không giải thích hợp lý về nguồn gốc thì đến nay pháp chưa có quy định nào để xử lý, trong khi đó không loại trừ những loại tài sản này là bất hợp pháp. Chính vì vậy, dự luật đã được xem xét, bàn thảo thận trọng đến 3 kỳ họp...
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên thảo luận:
![](/content/tintuc/NewPublishingImages/HoangQuynh/Thang%209/109thamnhung%20(1).jpg)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần 3 về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
![](/content/tintuc/NewPublishingImages/HoangQuynh/Thang%209/109thamnhung%20(4).jpg)
Thay mặt Ủy ban Tư pháp và Cơ quan trình dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội các phương án xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57) trong dự thảo Luật.
![](/content/tintuc/NewPublishingImages/HoangQuynh/Thang%209/109thamnhung%20(8).jpg)
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các bộ, ngành có liên quan trong việc hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội thông qua.
![](/content/tintuc/NewPublishingImages/HoangQuynh/Thang%209/109thamnhung%20(10).jpg)
Về các phương án xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc ghi nhận những ưu điểm của phương án 1- xem xét, giải quyết tại Tòa án nhưng bày tỏ băn khoăn về tính khả thi, nhất là khả năng của cơ quan kiểm soát tài sản vì các cơ quan đều kiêm nhiệm.
![](/content/tintuc/NewPublishingImages/HoangQuynh/Thang%209/109thamnhung%20(9).jpg)
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cũng đề nghị cần nghiên cứu kỹ tính khả thi của phương án này khi Luật quy định giao cho cấp dưới khởi kiện cấp trên; cơ quan kiểm soát tài sản và thu nhập tập trung hay hay có một bước tập trung; sự quá tải cho Tòa án nhân dân các cấp…
![](/content/tintuc/NewPublishingImages/HoangQuynh/Thang%209/109thamnhung%20(6).jpg)
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại phiên thảo luận.
![](/content/tintuc/NewPublishingImages/HoangQuynh/Thang%209/109thamnhung%20(3).jpg)
Chủ tịch Hội Đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến nhấn mạnh nếu không làm rõ được thế nào là “giải trình hợp lý” hay “giải trình không hợp lý” thì có đưa nhau ra toà vì “tài sản của cán bộ hình thành từ nhiều nguồn, đa dạng và phong phú, thậm chí nhạy cảm”.
![](/content/tintuc/NewPublishingImages/HoangQuynh/Thang%209/109thamnhung%20(5).jpg)
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định lưu ý, nếu chọn phương án 1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần phải xây dựng và thông qua một pháp lệnh ngay trong năm 2019, để đến năm 2020 có hiệu lực đồng thời với Luật và liệu có kịp không, nội dung sẽ thế nào?”.
![](/content/tintuc/NewPublishingImages/HoangQuynh/Thang%209/109thamnhung%20(13).jpg)
“Quan điểm của tôi là phương án thuế thu nhập cá nhân” – Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu ý kiến; đồng thời nhấn mạnh với quy định về thuế thu nhập cá nhân hiện nay thì hoàn toàn xử lý được mà không cần phải ra toà.
![](/content/tintuc/NewPublishingImages/HoangQuynh/Thang%209/109thamnhung%20(11).jpg)
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên họp.
![](/content/tintuc/NewPublishingImages/HoangQuynh/Thang%209/109thamnhung%20(2).jpg)
Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, để phòng chống tham nhũng hiệu quả và phù hợp với lòng dân, đã thu hồi được tài sản tham nhũng chưa, được bao nhiêu? và yêu cầu báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị.
![](/content/tintuc/NewPublishingImages/HoangQuynh/Thang%209/109thamnhung%20(12).jpg)
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Tư pháp và Thanh tra Chính phủ tiếp tục hoàn thiện dự án Luật; báo cáo giải trình, tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý. Đảng đoàn Quốc hội sẽ báo cáo Bộ Chính trị hai phương án về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, đó là phương án giải quyết tại tòa án và thu thuế thu nhập cá nhân.