Tham dự cuộc làm việc còn có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Vũ Minh Tuấn và một số đơn vị của Văn phòng Quốc hội; Tổng Biên tập báo Đại biểu Nhân dân Đỗ Chí Nghĩa cùng các cán bộ lãnh đạo của Báo.
Báo cáo về tình hình hoạt động của Báo Đại biểu Nhân dân, Tổng Biên tập báo Đại biểu Nhân dân Đỗ Chí Nghĩa nêu rõ: Trong những năm vừa qua, Báo Đại biểu Nhân dân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ xuất bản báo in, báo điện tử với nội dung, chất lượng ngày một đối mới và nâng cao. Báo đã hoàn thành tốt công tác thông tin tuyên truyền thường xuyên, đầy đủ, kịp thời các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
Toàn cảnh cuộc làm việc giữa Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường với Báo Đại biểu Nhân dân.
Báo Đại biểu Nhân dân đã đi đúng và trúng nhiều vấn đề, nội dung nóng, gai góc của cuộc sống, xây dựng và duy trì nhiều tuyến bài, chuyên đề, chuyên mục đa dạng, nhạy bén có sức lan tỏa, có bản sắc và sức chiến đấu, đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo, được đại biểu Quốc hội, các cơ quan dân cử, cơ quan quản lý nhà nước và cử tri ghi nhận, đánh giá cao, góp phần đưa pháp luật vào thực tiễn đời sống và đưa thực tiễn đời sống vào pháp luật. Số lượng phát hành bảo in ở mức cao, tăng trưởng ổn định và bền vững, đạt 7 triệu bản/năm. Báo Đại biểu Nhân dân được phát hành tới 63 tỉnh, thành và tất cả các huyện, xã trên cả nước.
Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân có giao diện mới tập trung thông tin Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, thông tin mang tính hệ thống, toàn diện và có tính định hướng và tạo cảm hứng lôi cuốn cử tri theo dõi, quan tâm. Theo Quyết định 59 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2017, Báo Đại biểu Nhân dân xuất bản ấn phẩm chuyên đề “Dân tộc thiểu số và miền núi" mỗi tuần một kỳ. Các nội dung thông tin trong chuyên đề Dân tộc thiểu số và miền núi tập trung phản ánh đời sống sản xuất, sinh hoạt, học tập... của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; về các chính sách đối với đồng bảo các vùng nói trên và các tấm gương điển hình tiên tiến trong sản xuất, học tập, đời sống... Với gần 300.000 bản/năm cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đây là kênh thông tin tuyên truyền chính thống của Đảng, Nhà nước về pháp luật, về hoạt động của Quốc hội và các cơ quan dân cử, được Ủy ban dân tộc, các đại biểu Quốc hội và cử tri đánh giá cao. Báo đã không ngừng đổi mới nội dung, tổ chức các cuộc tọa đàm, giao lưu trực tuyến, hội thảo chuyên để với sự tham gia của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia trong các lĩnh vực, các nhà quản lý... tạo diễn đàn trao đổi, thảo luận, tranh luận sôi nổi, sâu sắc về những vấn đề thời sự nóng hổi, được dư luận quan tâm.
Báo đã tổ chức tọa đàm, giao lưu trực tuyến "Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ vượt qua khó khăn do Covid-19", "Giải pháp phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia", “Tăng cường chất lượng giải quyết đơn giám đốc thẩm, tái thẩm”, “Điều trị suy dinh dưỡng cấp tỉnh trẻ em trong dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi), “Chung tay bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn”, “Quốc hội Việt Nam với năm Chủ tịch AIPA 41...
Về công tác tổ chức, cán bộ, trong 5 năm qua, Báo đã thực hiện quy trình bổ nhiệm thêm 01 đồng chí Phó Tổng biên tập, 01 đồng chí Trưởng ban, 02 đồng chí Phó Trưởng ban và 03 đồng chí Trưởng phòng, bổ nhiệm lại lãnh đạo Báo và các phòng, ban trực thuộc đến thời hạn. Hoàn thành quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2016 - 2021 và nhiệm kỳ 2021 - 2026 đảm bảo đúng quy trình, đối tượng và thời gian quy định của đảng ủy cấp trên; tổ chức Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với chức vụ Tổng biên tập và Phó Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân theo đúng quy trình hướng dẫn và báo cáo Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội.
Tổng Biên tập báo Đại biểu Nhân dân Đỗ Chí Nghĩa báo cáo về tình hình hoạt động của Báo.
Báo Đại biểu Nhân dân luôn quan tâm chỉ đạo công tác đào tạo, gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch cán bộ theo kế hoạch của Văn phòng Quốc hội, cử cán bộ, phóng viên, biên tập viên theo học các lớp trung cấp và cao cấp lý luận chính trị, lớp đào tạo Thạc sỹ, chương trình chuyển viên, chuyên viên chính, đào tạo về chuyển môn, ngoại ngữ... Đặc biệt trong năm 2019, Báo đã phối hợp với Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông tổ chức lớp đào tạo phóng viên, biên tập viên hạng III và hạng II cho các cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Báo tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng cho các phóng viên, biên tập viên về các nội dung chính liên quan đến công tác xây dựng Đảng.
Về công tác tài chính, trong những năm qua, Báo Đại biểu Nhân dân luôn bảo toàn và phát triển nguồn vốn, bảo đảm đời sống cán bộ, viên chức và phát triển của đơn vị sự nghiệp. Báo đã tự chủ gần 90% chi thường xuyên dựa trên việc xây dựng và tạo nguồn thu từ việc thúc đẩy phát hành và các hoạt động kinh tế bảo chỉ sáng tạo, hợp lý, đúng quy định. Đời sống, thu nhập cho phóng viên, người lao động được từng bước cải thiện.
Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” và an sinh xã hội, đội ngũ những người làm Báo Đại biểu Nhân dân luôn phát huy truyền thống, chủ động và tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động, phong trào thi đua như: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Tất cả vì Trường Sa thân yêu", thông qua các hoạt động tự nguyện đóng góp tiền lương cho các Quỹ nhân đạo, từ thiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội chữ thập đỏ; đồng thời thông qua việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của tờ báo vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và cộng đồng chung tay xây dựng nhà tình nghĩa tặng học bổng cho học trò nghèo hiếu học... Ngoài ra, Báo cũng tổ chức nhiều hoạt động xã hội lớn, có ý nghĩa, thu hút đông đảo người tham gia, có sức lan tỏa. Các hoạt động này đã góp phần đưa tờ báo của Quốc hội đến gần hơn với cử tri, với công chúng, quảng bá thương hiệu và tăng cường sức lan tỏa.
Trong những năm qua, Báo Đại biểu Nhân dân lập được nhiều thành tích xuất sắc, được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì theo Quyết định số 1619/QĐ-CTN ngày 17/9/2018 và Cờ thi đua của Văn phòng Quốc hội. Đảng bộ Bảo Đại biểu Nhân dân là một trong ba đơn vị (cùng Đảng bộ Đài Truyền hình Việt Nam, Đảng bộ Báo Nhân dân) được nhận bằng khen của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về thành tích tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Đảng bộ Khối.
Báo Đại biểu Nhân dân cũng được Ban Tổ chức Trung ương tặng Bằng khen là đơn vị xuất sắc tiêu biểu trong việc tổ chức tham gia Giải Búa liềm vàng và đạt nhiều giải thưởng cao năm 2020. Nhờ đầu tư chiều sâu, thúc đẩy các chủ đề nóng bỏng, lần đầu tiên sau 30 năm hoạt động, trong 5 năm qua, Bảo đã đoạt 6 Giải Báo chí quốc gia (0)2 Giải B, 0)2 Giải C, 02 Giải Khuyến khích), 03 Giải Báo chỉ 75 năm Quốc hội Việt Nam (01 Giải A, 01 Giải B, 01 Giải Khuyến khích); 02 Giải Búa liềm vùng (01 Giải C, 01 Giải Khuyến khích) và Giải nhất bảo chỉ 75 Quốc hội Việt Nam, Giải nhất báo chí về Khoa học công nghệ.
Tổng Biên tập báo Đại biểu Nhân dân Đỗ Chí Nghĩa nhấn mạnh: Trong những năm qua, Báo Đại biểu Nhân dân luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và truyền thông. Cùng với đó đội ngũ phóng viên, người lao động thường xuyên được bổ sung thêm nhân lực chất lượng cao, luôn tâm huyết với nghề, số đông có trình độ, bản lĩnh vững vàng. Báo đã làm tốt kinh tế báo chí, giữ ổn định số lượng phát hành bảo in, tăng cường tổ chức các chuyên trang, chuyên đồ, hội thảo, tọa đàm nhằm tăng nguồn thu cho tòa soạn; đời sống, thu nhập tăng lên, tư tưởng người lao động ổn định, yên tâm công tác.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Báo Đại biểu Nhân dân cũng gặp một số khó khăn. Đặc biệt, cạnh tranh trong lĩnh vực thông tin báo chí ngày càng gay gắt, thị trường báo in thu hẹp, báo điện tử cạnh tranh phức tạp, thị hiếu bạn đọc thay đổi mạnh mẽ, khó để thích ứng và đáp ứng. Phóng viên thường trú bám sát địa bàn khu vực Miền Trung, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ còn mỏng, chưa có cơ chế đặt Văn phòng đại diện nên khó khăn tác nghiệp. Biên chế còn thiếu so với khối lượng công việc hàng ngày phát hành Báo in, phát triển Báo Điện tử, chuyên đề "Dân tộc và thiếu số miền núi, ấn phẩm “Dân tộc và tôn giáo", phóng viên thường trú và các hoạt động kinh tế báo chí. Nguồn lực tài chính còn hạn chế, mọi chi phí đều tăng trong khi ngân sách cấp ngày càng giảm.
Đề cập phương hướng hoạt động trong thời gian tới, Tổng Biên tập báo Đại biểu Nhân dân Đỗ Chí Nghĩa cho biết sẽ tập trung mọi nguồn lực, phấn đấu để Báo Đại biểu Nhân dân trở thành cơ quan báo chỉ chủ lực, có vai trò, vị thể ảnh hưởng xứng đáng trong bộ máy cơ quan báo chí Việt Nam. Về công tác chuyên môn, Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục thông tin tuyên truyền các sự kiện của Quốc hội, hoạt động của các kỳ họp Quốc hội khóa XV, tuyên truyền các kỳ họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tuyên truyền các sự kiện lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, tuyên truyền thông tin Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Ngoài ra, Báo Đại biểu Nhân dân cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hành báo in; xây dựng thêm các chuyên mục thực sự thiết thực, hấp dẫn, trí tuệ, trách nhiệm, có sức lan tỏa lớn với nhiều bài viết hay, nhiều thể loại phong phú, gắn chặt lý luận và thực tiễn; tập trung mở rộng phát triển công tác tuyên truyền chuyên đề và phát hành báo cho các bộ ngành và địa phương. Đa dạng hóa hoạt động kinh tế báo chí, tăng cường nguồn thu theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Báo Đại biểu Nhân dân cũng tăng cường phát triển Báo điện tử; hoàn thiện sử dụng phần mềm và tòa soạn điện tử; tiếp tục tổ chức tốt các buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, tọa đảm... Tiếp tục sắp xếp, ổn định cơ cấu tổ chức cán bộ; bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo còn khuyết; đào tạo nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn cho cán bộ phỏng viên, biên tập viên và người lao động đáp ứng sự phát triển của tòa soạn; bổ sung phóng viên thường trú tại các địa bàn, khu vực cần thiết, nhất là các tỉnh, thành phố có nhiều thông tin, có dư địa phát triển thị trường báo chí; tăng cường phóng viên giỏi nghề, ưu tiên cho Báo điện tử và nhân sự làm kinh tế báo chí.
Tổng Biên tập báo Đại biểu Nhân dân Đỗ Chí Nghĩa cũng kiến nghị với Văn phòng Quốc hội là phân cấp mạnh hơn về tổ chức, biên chế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền cơ quan cấp Tổng cục; tạo điều kiện cho Báo từng bước hoàn thiện về công tác tổ chức cán bộ, kiện toàn các chức danh lãnh đạo phòng, ban, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Bảo trong giai đoạn mới.
Với số lượng biên chế còn ít, để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn, Tổng Biên tập báo Đại biểu Nhân dân Đỗ Chí Nghĩa đề nghị lãnh đạo Văn phòng Quốc hội cho phép được tiếp tục ký hợp đồng lao động các công việc chuyên môn như phóng viên, biên tập viên, nhân viên hành chính, chi trả bằng nguồn kinh doanh của Báo. Về tài chính, đề nghị Văn phòng Quốc hội tăng cường cơ chế đặt hàng để đảm bảo kinh phí hoạt động và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị.
Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Báo Đại biểu Nhân dân.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đánh giá cao những thành tích của Báo Đại biểu Nhân dân đã đạt được trong thời gian qua. Công tác tuyên truyền của Báo đã thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ được giao; đồng thời tán thành với những phương hướng hoạt động của Báo Đại biểu Nhân dân trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được thì hiện nay, lượng độc giả của Báo Đại biểu Nhân dân còn tương đối bó hẹp, xếp hạng lượng độc giả của Báo còn khiêm tốn. Hình thức trình bày báo in còn chưa hấp dẫn độc giả.
Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, Báo Đại biểu Nhân dân là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và cử tri cả nước. Nếu biết phát huy, khai thác tốt vị trí, lợi thế thì chắc chắn Báo sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. Vì thế, để ngày càng hoạt động và phát triển tương xứng với vị thế và tiềm năng, Báo Đại biểu Nhân dân cần xây dựng Đề án đổi mới, phát triển tờ báo theo hướng nắm bắt xu thế của người đọc là tăng cường phát triển Báo điện tử. Theo đó, Báo cần nắm bắt nhu cầu độc giả là gì để triển khai thực hiện nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích. Việc đổi mới hình thức và nội dung các bài viết trên trang báo vừa đảm bảo nhanh chóng, kịp thời nhưng cũng phải đảm bảo thông tin chính xác, sắc bén những vấn đề lớn của Quốc hội, của đất nước, đời sống kinh tế- xã hội. Bên cạnh đó, Báo Đại biểu Nhân dân phải không ngừng tiếp tục đổi mới, phát triển chuyên trang, chuyên mục của tờ báo để nâng cao vị thế như thêm chuyên mục bằng tiếng Anh, các sự kiện bên lề Quốc hội, các sự kiện liên quan đến nhiều đối tượng, điều luật, nhiều ý kiến khác nhau, tạo thành các diễn đàn trao đổi với độc giả... Đây cũng là việc làm góp phần tăng nguồn thu cho Báo thông qua việc tăng lượng độc giả, thu hút quảng cáo.
Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cũng đề nghị Báo Đại biểu Nhân dân cần có sự phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban, đơn vị của Quốc hội trong việc trao đổi, tiếp nhận và đề xuất được cung cấp thông tin. Việc phối hợp này cũng nhằm góp phần ngày càng nâng cao vị thế của Quốc hội. Bên cạnh đó, Báo Đại biểu Nhân dân cũng cần chú trọng đến công tác quản trị, tổ chức bộ máy, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phát huy nguồn lực của tờ báo, xây dựng ban hành các quy chế thu hút phóng viên, cộng tác viên có trình độ cao vào làm việc cho Báo.../.