Tham dự có: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Phan Đình Trạc; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định…
Phát biểu tại buổi giới thiệu, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại phiên họp thứ 35, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chủ trương xây dựng Quốc hội điện tử nhằm Nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ người dân, cử tri của các cơ quan Quốc hội; Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cục, vụ, ủy ban các cấp; Tăng cường mối liên hệ của các cử tri trong và ngoài nước với các cơ quan của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội Việt Nam… đến nay đã cơ bản hoàn thành Trung tâm điều hành Quốc hội điện tử.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giới thiệu về Trung tâm điều hành Quốc hội điện tử
Tại buổi giới thiệu, đại diện Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC – đơn vị thực hiện triển khai Trung tâm điều hành Quốc hội điện tử, đã giới thiệu với các đại biểu khái quát về Quốc hội điện tử với những tính năng ưu việt, thông minh hơn, giúp các đại biểu dễ dàng hơn trong việc tra cứu dữ liệu, văn bản… Đồng thời, hệ thống hỗ trợ lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo các địa phương, bộ ban ngành có thể khi đi công tác vẫn có thể tra cứu tài liệu và điều hành công việc từ xa; có thể họp trực tuyến mọi thành viên ở tất cả các nơi trên dựa các nền tảng di động…
Đóng góp ý kiến vào Quốc hội điện tử, Trung tâm điều hành Quốc hội điện tử, các đại biểu cho rằng, khai triển khai Quốc hội điện từ cần tính đến sự kết nối giữa các cơ quan của Quốc hội cũng như kết nối với các hệ thống bên ngoài Quốc hội (các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,…); đồng thời, có những giải pháp về bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Phan Đình Trạc phát biểu tại buổi làm việc
Đặc biệt, để Quốc hội điện tử có thể hoạt động tốt cần đặt mục tiêu dài từ 10 năm. Quốc điện tử quan trọng nhất là cam kết người đứng đầu, người đứng đầu có dùng thì hệ thống mới có thể chạy và hoạt động theo đúng kế hoạch đề ra. Cùng với đó, cần quan tâm vấn đề nào là trung tâm để từ đó có thể đánh giá xem hệ thống hoạt động tốt hay không, hiệu quả hay không.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu cho Quốc hội điện tử
Tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu cho Quốc hội điện tử, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, qua các ý kiến đóng góp các đại biểu sẽ tập hợp dần các tính năng thông minh trong quá trình làm để hoàn thiện dần và có thể tiến tới Quốc hội điện tử. Thời gian tới, mong các bộ, ngành Trung ương và địa phương tiếp tục phối kết hợp chặt chẽ và chia sẻ với Trung tâm thông tin của Văn phòng Quốc hội để sau này có thể triển khai tốt Quốc hội điện tử./.