Các chuyên gia đã trình bày các chuyên đề như :
Tổng kết chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam giai đoạn đến năm 2010; Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại Việt Nam và kết quả giám sát việc tổ chức thực hiện; Giới thiệu về kết quả điều tra về bạo lực gia đình tại Việt Nam và đề xuất giải pháp; Phụ nữ Việt Nam với hoạt động chính trị : thành tựu, thách thức và kinh nghiệm.
Phát biểu trao đổi tại Hội thảo nhiều ý kiến cho rằng: định kiến về giới là một cản trở nhiều nhất cho quá trình thực hiện bình đẳng giới. Do đó để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, cần rà soát các văn bản về chủ trương của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tuổi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức để bảo đảm bình đẳng giới giữa nam và nữ; lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức…. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức về giới cho các tầng lớp nhân dân, tạo ra thái độ tích cực và hành vi phù hợp thực hiện Luật Bình đẳng giới. Các đại biểu cũng đề nghị cần có chế tài thật nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm bình đẳng giới và bạo lực gia đình; cần bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình…
Hội thảo đã giới thiệu khuôn khổ pháp lý và cung cấp thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình. Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và trang bị những kiến thức về bình đẳng giới về phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.