PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, THƯỢNG TƯỚNG TRẦN QUANG PHƯƠNG LÀM VIỆC VỚI BỘ TƯ LỆNH QUÂN KHU 1
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu tại cuộc làm việc
Bình Phước là tỉnh biên giới hướng phòng thủ chiến lược quan trọng của Quân khu 7, tiếp giáp 4 tỉnh là Đồng Nai, Đắk Nông, Bình Dương, Tây Ninh; có đường biên giới dài 258,939km tiếp giáp 3 tỉnh Mondulkiri, Kratie và Taboung Khumum của Vương quốc Campuchia; có các trục đường quan trọng như QL13, QL14, ĐT741, ĐT748… đi qua và có các sông ngòi lớn như sông Bé, sông Măng…
Báo cáo tại cuộc làm việc, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước, Đại tá Nguyễn Bá Phú cho biết, tỉnh Bình Phước luôn xác định công tác phòng không nhân dân là nội dung quan trọng trong xây dựng phòng thủ dân sự, là một bộ phận của thế trận chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không khi có tình huống tác chiến xảy ra.
Công tác phòng không nhân dân luôn gắn với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương được cấp, ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang tỉnh triển khai toàn diện, đạt kết quả cao. Trong đó, công tác phòng không nhân dân đạt được kết quả, thành tích đáng khích lệ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng trời của Tổ quốc.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Thiếu tướng Trần Đức Thuận phát biểu tại cuộc làm việc
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác bổ sung lực lượng phòng không nhân dân, lực lượng phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả, các đội vận tải, đội cứu thương, cứu hoả, cứu sập, khắc phục giao thông và vây bắt chưa được xây dựng vững chắc; chưa được trang bị phương tiện kỹ thuật kèm theo để tổ chức huấn luyện phục vụ nhiệm vụ khi có tình huống tác chiến và thiên tai xảy ra.
Phó Tư lệnh Quân khu 7, Thiếu tướng Đặng Văn Lẫm phát biểu tại cuộc làm việc
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước, Đại tá Võ Thành Danh phát biểu tại cuộc làm việc
Các văn bản quy phạm pháp luật đối với các ngành chức năng có liên quan đến việc thực hiện Nghị định số 74/2015/ND-CP về phòng không nhân dân và Nghị định số 36/2008/NĐ-CP về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ chưa được tuyên truyền sâu rộng đến người dân, phần nào ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân. Công tác quản lý vùng trời trước sự phát triển của khoa học công nghệ trong ứng dụng các phương tiện bay không người lái vào phục vụ đời sống Nhân dân làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng không nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Các đại biểu tại cuộc làm việc
Ban Chỉ đạo Phòng không nhân dân tỉnh Bình Phước kiến nghị, cần có hướng dẫn thực hiện kế hoạch phòng không nhân dân và tổ chức thực hiện phòng không nhân dân ở địa phương một cách thống nhất. Đồng thời, đưa kiến thức phổ thông về công tác phòng không nhân dân vào nội dung học tập hàng năm cho các đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh và các cấp học sinh phổ thông và sinh viên.
Lực lượng phòng không nhân dân hiện được trang bị một số phương tiện khống chế phương tiện bay flycam để bảo vệ địa bàn trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Do đó, cần có quy định về quyền hạn, chức trách của lực lượng này trong kiểm tra, bắt giữ, xử lý các phương tiện bay vi phạm, quy định chi tiết nội dung này để có cơ sở triển khai thực hiện.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh phát biểu tại cuộc làm việc
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh cho biết, thời gian qua, tỉnh đã thực hiện nghiêm và tốt về phòng không nhân dân. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, tần suất sử dụng các phương tiện bay flycam trong đời sống ngày càng nhiều; đề nghị xem xét phân cấp mạnh hơn cho địa phương trong việc cấp phép đối với các phương tiện này, để vừa bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, giải trí, vừa bảo đảm nhiệm vụ an ninh quốc phòng.
Quang cảnh cuộc làm việc
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Minh Đức đánh giá cao sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác phòng không nhân dân trong thời gian qua; đề nghị tỉnh nghiên cứu, sớm bổ sung báo cáo về: tổ chức lực lượng, thế trận phòng không nhân dân đang thiếu thiết bị gì, cơ sở vật chất được đầu tư hiện có đáp ứng được việc quản lý các phương tiện bay không người lái không, có kiến nghị gì, khó khăn vướng mắc ở đâu. Ủy ban Quốc phòng và An ninh sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, hoàn chỉnh các nội dung của dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua.