Thực hiện Đề số 1856/ĐA-BCĐ ngày 29/8/2023 của Ban Chỉ đạo kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cuốn sách “Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 5 (giai đoạn 2011-2026)”.
Nội dung cuốn sách “Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 5 (giai đoạn 2011-2026)” cần phản ánh đầy đủ, toàn diện, chính xác, khách quan, khoa học quá trình phát triển về tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam giai đoạn 2011-2026, tương ứng với quá trình phát triển và hoạt động của Quốc hội trong các nhiệm kỳ khóa XIII, XIV, XV (theo trình tự thời gian) trên cơ sở bám sát chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội (lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và hoạt động đối ngoại); phân tích những thành tựu, hạn chế, đúc kết những kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình phát triển tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Quốc hội Việt Nam các khóa XIII, XIV, XV; những nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử về quá trình tổ chức, hoạt động của Quốc hội phải được thảo luận, thẩm định kỹ, phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng và sự chỉ đạo của Lãnh đạo Quốc hội.
Ngày 27/02, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì làm việc với các cơ quan hữu quan về việc biên soạn, xuất bản cuốn sách “Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 5 (giai đoạn 2011-2026)”
Quá trình biên soạn cuốn sách cần phát huy trí tuệ của tập thể; huy động sự tham gia các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có trình độ lý luận và am hiểu về Quốc hội Việt Nam; bảo đảm yêu cầu về tiến độ và chất lượng. Đồng thời, tuyên truyền và phổ biến rộng rãi sách Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 5 (giai đoạn 2011-2026) cho Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế…
Tính đến thời điểm hiện tại, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng cho biết, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu lập pháp, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam triển khai một hoàn thiện dự thảo Kế hoạch nghiên cứu, biên soạn và xuất bản sách Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 5.
Dự kiến nội dung cuốn sách Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 5 (giai đoạn 2011-2026) gồm Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận, Phần phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo (dự kiến khoảng 1.000 trang), được biên soạn theo quá trình lịch sử gắn với hoạt động của từng nhiệm kỳ Quốc hội. Mỗi nhiệm kỳ tương ứng với nội dung một chương của cuốn sách.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, cần phải xác định việc biên soạn, xuất bản cuốn sách “Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 5 (giai đoạn 2011-2026) là 1 nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam
Ngày 27/02, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã có buổi chủ trì làm việc với các cơ quan hữu quan về việc biên soạn, xuất bản cuốn sách “Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 5 (giai đoạn 2011-2026)”. Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, cần phải xác định việc biên soạn, xuất bản cuốn sách “Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 5 (giai đoạn 2011-2026) là 1 nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam. Đây cũng là công việc đòi hỏi yêu cầu cao cả về mặt chuyên môn cũng như chính trị xã hội, do đó cần tiến hành đồng bộ, khẩn trương, khoa học, huy động tối đa lực lượng trong và ngoài Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học để đáp ứng các yêu cầu đề ra.
Với vai trò là cơ quan chủ trì biên soạn cuốn sách, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng cho biết, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp xây dựng Tờ trình, Kế hoạch nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách; phối hợp với Văn phòng Quốc hội xây dựng dự toán kinh phí; phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các chuyên gia xây dựng đề cương cuốn sách; tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách; tổ chức hội thảo, tọa đàm, tiếp thu ý kiến về bản thảo cuốn sách; tổ chức nghiệm thu sách; phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức xuất bản, phát hành sách.
Cụ thể, Văn phòng Quốc hội sẽ chủ trì, phối hợp triển khai công tác sưu tầm, tập hợp, tổng hợp tài liệu, báo cáo liên quan phục vụ biên soạn cuốn sách cung cấp tư liệu liên quan đến hoạt động của Quốc hội các khóa XIII, XIV, XV; cung cấp hình ảnh (lãnh đạo Quốc hội, đại biểu Quốc hội, hoạt động của lãnh đạo Quốc hội, Quốc hội); cung cấp danh sách đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội); xây dựng dự toán kinh phí và bảo đảm kinh phí thực hiện nghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách; Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Uỷ ban xây dựng Kế hoạch, đề cương cuốn sách; phối hợp tổ chức Hội thảo, tọa đàm liên quan đến nội dung cuốn sách; xin ý kiến chuyên gia, góp ý bản thảo, thẩm định cuốn sách.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chỉ đạo Viện Lịch sử Đảng tổ chức nghiên cứu, xây dựng đề cương chi tiết, biên soạn sách; phối hợp giới thiệu chuyên gia, nhà nghiên cứu thực hiện việc nghiên cứu, biên soạn cuốn sách (các chuyên gia của Viện Lịch sử Đảng đã xây dựng nội dung các cuốn sách Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 3, tập 4 sẽ trực tiếp dự thảo nội dung cuốn sách); góp ý các nội dung của cuốn sách; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp giới thiệu chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu thực hiện việc nghiên cứu, biên soạn cuốn sách; biên soạn, xây dựng, góp ý đề cương và nội dung cuốn sách; Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp trong việc in ấn, xuất bản và phát hành sách.
Với vai trò là cơ quan chủ trì biên soạn cuốn sách “Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 5 (giai đoạn 2011-2026)”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng cho biết, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã phối hợp với các cơ quan hoàn thiện Kế hoạch nghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách cùng các Nghị quyết thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn và Tổ giúp việc biên soạn cuốn sách
Về tiến độ biên soạn, xuất bản sách, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng cho biết, dự kiến trong Quý I-II/2025 nghiên cứu, biên soạn, chỉnh lý, hoàn thiện Chương III, Phần kết luận, Phần phụ lục; Quý III-IV/2025 tổ chức nghiệm thu, triển khai in ấn, xuất bản và phát hành cuốn sách.
Về các công việc cụ thể, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng cho biết, Ban Chỉ đạo (Đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; các đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Lập pháp, đại diện lãnh đạo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đại diện lãnh đạo Nhà Xuất bản chính trị quốc gia Sự thật) chỉ đạo xây dựng, triển khai kế hoạch biên soạn sách, đề cương sách; cho ý kiến về các vấn đề có liên quan trong quá trình biên soạn sách; Ban biên soạn (gồm đại diện Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, các chuyên gia của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Nhà Xuất bản chính trị quốc gia Sự thật) và một số đồng chí nguyên là đại biểu quốc hội các khóa trước) sẽ tiến hành nghiên cứu, biên soạn, cho ý kiến góp ý về nội dung bản thảo cuốn sách; Tổ giúp việc (gồm đại diện Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, đại diện lãnh đạo Vụ Văn hoá, Giáo dục và một số công chức, viên chức của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp) sẽ tham mưu, tổ chức triển khai và bảo đảm các điều kiện để phục vụ quá trình nghiên cứu, biên soạn cuốn sách; sưu tầm, tập hợp, tổng hợp tài liệu phục vụ nghiên cứu, biên soạn cuốn sách; kịp thời tổng hợp, báo cáo Ban Biên soạn các vấn đề phát sinh, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để Ban Chỉ đạo, xem xét, quyết định.
Ngày 06/3, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đã tổ chức phiên họp Ban soạn thảo cuốn sách “Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 5 (giai đoạn 2011 - 2026)” để thống nhất các quan điểm lớn về nội dung, cách làm và tiến độ triển khai.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã 02 lần xin ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đối với dự thảo Kế hoạch biên soạn sách và Đề cương chi tiết cuốn sách (Tờ trình số 2015/TTr-UBVHGD15 ngày 31/10/2023 và Tờ trình số 2162/TTr-UBVHGD15 ngày 25/01/2024). Sau khi có ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Tổ chức Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (Thông báo số 280/TB-VPQH ngày 26/01/2024 của Văn phòng Quốc hội), Ủy ban Văn hóa, giáo dục đã xin ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định (Báo cáo số 2194/BC-UBVHGD15 ngày 26/02/2024 và Tờ trình số 2201/TTr-UBVHGD15 ngày 28/02/2024). Đến nay, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉnh sửa, hoàn thiện Kế hoạch nghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách trình xin ý kiến Chủ tịch Quốc hội cùng các Nghị quyết thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn và Tổ giúp việc biên soạn sách./.