ĐOÀN KHẢO SÁT CỦA ỦY BAN XÃ HỘI LÀM VIỆC VỚI UBND TỈNH ĐẮK LẮK

01/03/2024

Chiều 29/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Xã hội của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Kim Thúy làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh năm 2023; kết quả thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình giai đoạn 2015 – 2023.

KHẮC PHỤC BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Tiếp và làm việc với Đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh.

Năm 2023, công tác bình đẳng giới tiếp tục nhận được sự quan tâm  của các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Việc lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch đã được thực hiện nghiêm túc.

Đại biểu tham dự buổi làm việc.

Công tác truyền thông về bình đẳng giới được tăng cường với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Các chỉ tiêu về bình đẳng giới đều có những tiến bộ hơn so với năm 2022, đặc biệt là các chỉ tiêu về giáo dục đào tạo, phòng chống bạo lực gia đình.

Hiện nay, tổng số nữ cán bộ, công nhân, viên chức trên địa bàn tỉnh là 44.980/77.847 người (chiếm tỷ lệ 57,78%). Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý từng bước được nâng lên. Trên lĩnh vực kinh tế, tỷ lệ nữ tham gia làm chủ doanh nghiệp, hợp tác chiếm 27%.

Thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện trong toàn tỉnh; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các chính sách dân tộc, Luật Hôn nhân và gia đình, những hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Qua 9 năm thi hành Luật đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ…

Thành viên Đoàn khảo sát đề nghị làm rõ một số nội dung liên quan.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể về công tác bình đẳng giới mặc dù đã có sự chuyển biến, tuy nhiên chưa thực sự rõ nét, tích cực. Các kế hoạch triển khai thực hiện còn chung chung, chưa gắn với điều kiện cụ thể của đơn vị, địa phương.

Cán bộ làm công tác bình đẳng giới vẫn thiếu tính ổn định, thường xuyên thay đổi. Tỷ lệ cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tại chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh còn khiêm tốn. Tình trạng tảo hôn, bạo lực gia đình, chung sống mà không đăng ký kết hôn vẫn còn xảy ra…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh thông tin về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Trưởng đoàn khảo sát Nguyễn Thị Kim Thúy ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh trong thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình.

Đồng thời đề nghị tỉnh cần có các giải pháp cụ thể, trong đó có những giải pháp mang tính định lượng để triển khai thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về bình đẳng, Luật Hôn nhân và gia đình.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Trưởng đoàn khảo sát Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu tại buổi làm việc.

Bên cạnh đó, có giải pháp củng cố đội ngũ làm công tác bình đẳng giới, hạn chế tình trạng tảo hôn, bạo lực gia đình; quan tâm bố trí ngân sách phù hợp, thực hiện đạt mục tiêu về bình đẳng giới.

Đặc biệt, cần đánh giá kỹ lưỡng nguyên nhân chủ quan trong các tồn tại, hạn chế; chỉ rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu để từ đó giúp nhận thức rõ hơn vai trò, vị trách gắn với trách nhiệm của mình trong triển khai thực hiện…

(Theo Báo điện tử Đắk Lắk)

Các bài viết khác