HỘI THẢO KHOA HỌC: QUỐC HỘI GIÁM SÁT THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ TRƯỚC QUỐC HỘI – THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ

12/01/2024

Sáng 12/01, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa học "Quốc hội giám sát thi hành pháp luật của Chính phủ và trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội – Thực trang và kiến nghị". Đồng chủ trì Hội thảo có Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường và Ủy viên Thường trực Ủy ban văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Chủ nhiệm Đề tài cấp bộ “Giám sát của Quốc hội đối với việc thực thi pháp luật của Chính phủ và trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội ở Việt Nam”.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có: Phó Vụ trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Ban Nội chính Trung ương Trương Thị Hồng Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phạm Thị Thúy Chinh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương, cùng các chuyên gia, nhà khoa học, các đại diện của Học viện Hành chính Quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Văn phòng Quốc hội.

Phát biểu đề dẫn, Ủy viên Thường trực Ủy ban văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Thoa cho biết tại Hội thảo lần thứ nhất triển khai việc thực hiện Đề tài cấp bộ “Giám sát của Quốc hội đối với việc thực thi pháp luật của Chính phủ và trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội ở Việt Nam”, các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạt động giám sát của Quốc hội, các chuyên gia, các nhà khoa học đã tập trung thảo luận và làm rõ nhiều vấn đề đến khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng, vai trò, phạm vi, và thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạt động giám sát.

Ủy viên Thường trực Ủy ban văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Thoa phát biểu đề dẫn

Tại Hội thảo lần này, ban tổ chức mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận, làm rõ các vấn đề liên quan đến khía cạnh pháp lý và thực tiễn của việc thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước các chủ thể giám sát từ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc,…

Bên cạnh đó, trong năm 2024, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân sửa đổi, một trong những mục đích của đề tài là hỗ trợ Quốc hội trong việc có căn cứ lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Cổng Thông tin điện tử sẽ tiếp tục cập nhật nội dung chi tiết:

Ngọc Thúy - Nghĩa Đức

Các bài viết khác