TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 19/9: KHAI MẠC DIỄN ĐÀN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 2023
TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 19/9: CHUYÊN ĐỀ 2 – NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, ĐẢM BẢO AN SINH TRONG BỐI CẢNH MỚI
Toàn cảnh Diễn đàn
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Felix Weidencaff, Chuyên gia về Việc làm, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết, xu hướng giảm tỷ lệ tăng năng suất trong dài hạn đang diễn ra trên toàn cầu ở hầu khắp các khu vực trên thế giới đặt ra nhiều thách thức về mặt chính sách.
Bên cạnh đó là thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu ( áp lực lạm phát, căng thẳng địa chính trị, giá lương thực/năng lượng, cam kết giảm phát thải khí nhà kính và các nguồn lực đầu tư cần thiết…), hạn chế về nguồn tài nguyên trong bối cảnh đổi nhanh chóng về môi trường và biến đổi khí hậu, công nghệ, toàn cầu hóa...
Cho rằng Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế chưa từng có trong 1 thập kỷ qua, tuy nhiên ông Felix Weidencaff cho biết, so với các nước ASEAN hiện nay vẫn còn khoảng cách, thấp hơn một số quốc gia trong khu vực. Trong đó, kéo theo các thách thức liên quan đến năng suất khá đa dạng theo từng phân khúc doanh nghiệp (Năng suất của khu vực nhà nước và FDI; khu vực tư nhân trong nước và hộ kinh doanh).
Ông Felix Weidencaff, Chuyên gia về Việc làm, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng năng suất và phát triển kinh tế bền vữn, ông Felix Weidencaff cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam cần có động lực mới để thúc đẩy mạnh tăng trưởng năng suất. Theo đó, cần xác định chuyển đổi nền kinh tế và chuyển đổi việc làm phải đi đôi với nhau. Đồng thời, tập trung đầu tư vào con người, cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực chiến lược để các động lực thay đổi mang tính chuyển đổi bền vững, lâu dài.
Đặc biệt, quan tâm, chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật về thị trường lao động để giải quyết những thách thức kép trong việc thúc đẩy kinh tế bền vững và thị trường lao động bao trùm ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Theo ông Felix Weidencaff, trong giai đoạn tới, Việt Nam cần xác định phạm vi, vai trò quan trọng của thể chế, chính sách về thị trường lao động trong quá trình thúc đẩy tăng năng suất lao động. Cụ thể, cần tập trung quan tâm các chính sách cho trung gian thị trường lao động; thúc đẩy cơ hội việc làm.
Các đại biểu tại Diễn đàn
Bên cạnh đó là các chính sách kết hợp phát triển kinh tế với công bằng xã hộ; giảm các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội; thúc đẩy toàn diện và bình đẳng xã hội; giảm tác động của các cú sốc kinh tế- xã hội…
Ông Felix Weidencaff cho rằng, Việt Nam cũng cần tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách trong các lĩnh vực quan trọng để nâng cao tính hiệu quả của thị trường lao động. Thông qua đó, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường việc làm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế tri thức và công nghệ và Công nghiệp 4.0.
Đồng thời, tạo điều kiện cơ hội việc làm chủ động cho rất cả mọi người, tăng năng suất lao động bao trùm các lĩnh vực; thay đổi cách tiếp cận về bản chất của thất nghiệp và những thách thức mới đối với thị trường lao động; thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động hiệu quả, kế hoạch việc làm chi tiết; nghiên cứu chuyên sâu về các giải pháp tăng năng suất.
Cùng với đó, tạo các cơ hội việc làm với năng suất lao động cao và bền vững, đặc biệt tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm thiểu khu vực phi chính thức; tạo sự gắn kết chính sách và đảm bảo các nguồn kinh phí triển khai; tăng cường phối hợp với chính sách ở các lĩnh vực khác./.