QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 10/8/2023
* Sáng nay, 11/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã về đến Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng AIPA-44 và thăm chính thức Cộng hoà Indonesia, Cộng hoà Hồi giáo Iran theo lời mời của Chủ tịch Hạ viện Indonesia, Chủ tịch AIPA-44 Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Hồi giáo Iran Mohammad Bagher Ghalibaf từ ngày 4-10/8/2023.
Với khoảng 60 hoạt động tại hai nước, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đã thành công hết sức tốt đẹp, thể hiện qua sự đón tiếp trọng thị, chân tình của lãnh đạo các nước dành cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam và các nội dung trao đổi sâu rộng, thực chất, toàn diện giữa Chủ tịch Quốc hội với các nhà lãnh đạo hai nước.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ KẾT THÚC TỐT ĐẸP CHUYẾN THAM DỰ ĐẠI HỘI ĐỒNG AIPA-44 VÀ THĂM CHÍNH THỨC CỘNG HOÀ INDONESIA, CỘNG HOÀ HỒI GIÁO IRAN
- TOÀN CẢNH CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC CỘNG HÒA INDONESIA CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ
* Chiều 11/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp giữa Lãnh đạo Quốc hội với lãnh đạo Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, dự thảo báo cáo đã đánh giá tương đối kỹ tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung vào những vấn đề lớn, trọng tâm, nổi bật để báo cáo trước Quốc dân đồng bào. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, dự thảo báo cáo cần chắt lọc hơn nữa, làm nổi bật hơn nữa các kiến nghị của Đoàn giám sát; các nhận định, đánh giá, kiến nghị cần “thật đắt, thật trúng”; có những kiến nghị cụ thể, đã “chín” để kiến nghị ra Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ CHỦ TRÌ CUỘC HỌP VỚI ĐOÀN GIÁM SÁT VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
* Chiều 11/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì buổi làm việc với các cơ quan về rà soát công tác chuẩn bị tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo chương trình Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 14/8 tới. Phiên họp này dự kiến kéo dài 7,5 ngày với nhiều nội dung quan trọng và được tổ chức thành hai đợt. Đợt 1 từ ngày 14-18/8. Đợt 2 từ ngày 24-26/8. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành một ngày làm việc để tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Tư pháp và nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHU ĐÁO, SẴN SÀNG CHO PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THỨ 25 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
* Để có cơ sở báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11/8 tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp để cho ý kiến về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Thượng tướng Trần Quang Phương – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo phiên họp.
Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho ý kiến về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương yêu cầu Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với Chính phủ báo cáo, giải trình rõ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý của sự cần thiết ban hành Luật.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- THƯỜNG TRỰC ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO Ý KIẾN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỚN CỦA DỰ THẢO LUẬT LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ
- PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG: GIẢI TRÌNH RÕ CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, CƠ SỞ PHÁP LÝ BAN HÀNH LUẬT LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ
* Cũng trong sáng 11/8, để chuẩn bị nội dung báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 25, Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội đã dự và chỉ đạo phiên họp của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao Ban soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra đã tiếp thu nghiêm túc các ý kiến của ĐBQH tại kỳ họp thứ 5 về phạm vi điều chỉnh, sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, quy định về áp dụng pháp luật trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, giải thích từ ngữ, phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng, khu quân sự, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự…
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG CHỈ ĐẠO PHIÊN HỌP TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ THẢO LUẬT QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG VÀ KHU QUÂN SỰ
* Chiều 10/8, tiếp tục hoạt động khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa thể thao tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phan Viết Lượng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Bình Chánh.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng đề nghị, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, huyện Bình Chánh cần có sự quan tâm đề rà soát lại, bổ sung thêm số liệu, nguồn lực, cũng như làm rõ hơn nguyên nhân các khó khăn, vướng mắc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, để thời gian tới thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa thể thao tốt hơn.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN KHẢO SÁT CỦA ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC LÀM VIỆC VỚI UBND HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP. HỒ CHÍ MINH
* Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2023 và trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm nay, sáng 11/8, Thường trực Uỷ ban Kinh tế đã làm việc với Hội đồng dân tộc và Bộ Tài nguyên và Môi trường về một số nội dung liên quan đến chính sách đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại phiên họp, Thường trực Hội đồng dân tộc đã đưa ra một số đề xuất liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; sử dụng đất nông nghiệp của cộng đồng dân cư, trường hợp thực hiện quyền sử dụng đất có điều kiện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện...
Xem nội dung chi tiết tại đây: UỶ BAN KINH TẾ LÀM VIỆC HỘI ĐỒNG DÂN TỘC HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)
* Sáng ngày 11/8, Đại hội Đại biểu Công đoàn VPQH lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội với sự tham dự của 204 đại biểu ưu tú, đại diện cho hơn 1700 đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan VPQH.
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm VPQH Bùi Văn Cường vui mừng nhận thấy, trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, Công đoàn VPQH đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo và phát huy những thành tích đã đạt được; luôn bám sát định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy cơ quan, của Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thi đua phấn đấu thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đã đề ra.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÔNG ĐOÀN VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2023 - 2028
* Sáng 11/8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản”. TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì Hội thảo.
Cho ý kiến tại hội thảo, các chuyên gia nhấn mạnh, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để thúc đẩy hoạt động đấu giá tài sản theo hướng chuyên nghiệp hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- HỘI THẢO GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
- SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN: TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐẦY ĐỦ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
* Chiều 11/8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)”. TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.
Cho ý kiến tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội thể hiện quyết tâm của Chính phủ về tăng cường mở rộng an sinh xã hội cho người lao động cả về diện bao phủ và các chế độ phúc lợi người lao động được hưởng khi tham gia chính sách bảo hiểm xã hội, phù hợp với xu thế quốc tế và các đặc thù của Việt Nam.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- HỘI THẢO GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI (SỬA ĐỔI)
- SỬA ĐỔI LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI: ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI LÂU DÀI
* Trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên nghị viện các nước Đông Nam Á lần thứ 44 (AIPA-44), Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam ủng hộ huy động hành động nghị viện nhằm thúc đẩy việc làm xanh và kỹ năng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế xanh. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cho rằng, chuyển đổi xanh có thể giúp các quốc gia chủ động trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mở đường đến một tương lai bền vững hơn.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PGS.TS – ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: "CHUYỂN ĐỔI XANH" MỞ ĐƯỜNG MỘT TƯƠNG LAI BỀN VỮNG CHO MỖI QUỐC GIA
* Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thời gia đã giúp giảm thiểu các hoạt động vi phạm trong bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta. Tuy nhiên, qua hoạt động giám sát của ĐBQH cho thấy, trong quá trình thực hiện chính sách này vẫn còn một số bất cập; cần sửa đổi các nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng; bổ sung quy định phân bổ nguồn thu từ khai thác sử dụng nước ở các địa phương hạ nguồn để chi trả hoạt động bảo vệ, phát triển rừng và vùng sinh thủy ở thượng nguồn.
Xem nội dung chi tiết tại đây: QUY ĐỊNH CỤ THỂ HƠN VỀ NGUYÊN TẮC CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
* Thực hiện kế hoạch giám sát của Uỷ ban Xã hội của Quốc hội, chiều 10/8, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh do Bà Trần Thị Vân, Phó Trưởng đoàn chuyên trách làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát “việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống ma tuý và phòng, chống mại dâm” tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh.
Qua nghiên cứu các báo cáo và số liệu, các thành viên Đoàn giám sát đề nghị ngành chức năng trao đổi, làm rõ hơn một số vấn đề: việc thực hiện các chế độ, chính sách về công tác cai nghiện ma túy; công tác phòng chống ma túy trong học đường; công tác quản lý sau cai nghiện; cơ chế phối hợp giữa Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Sở Y tế với các địa phương trong công tác quản lý sau cai nghiện; những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy và mại dâm...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH BẮC NINH GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ VÀ PHÒNG CHỐNG MẠI DÂM
* Chiều 10/8, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương giám sát tại Sở Nội vụ về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2020 - 2022.
Theo báo cáo của Sở Nội vụ, đến hết năm 2022 trong tỉnh đã xác nhận 1.139 trong 1.164 cơ sở tôn giáo hợp pháp, chiếm 97,8%. Đến hết tháng 3.2023, toàn tỉnh có 906 trong 1.139 cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đạt 79,5%. Kết quả này chậm so với kế hoạch đề ra là hoàn thành trong năm 2019. Các huyện có tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt cao là Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành. Huyện Bình Giang và thị xã Kinh Môn có tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thấp.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH HẢI DƯƠNG GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TẠI SỞ NỘI VỤ
* Sáng 11/8, Đoàn giám sát của ĐBQH tỉnh Bình Thuận do ông Nguyễn Hữu Thông - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) về việc thực hiện chính sách pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật (từ ngày 1/1/2019 đến ngày 30/6/2023).
Kết luận buổi giám sát, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Hữu Thông đề nghị Sở cần phát huy chất lượng tham mưu, tính chuyên nghiệp để tham mưu văn bản ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, triển khai rà soát hệ thống hoá các văn bản để bãi bỏ những văn bản hết hiệu lực pháp luật hoặc tham mưu ban hành mới các văn bản về chế độ chính sách thuộc ngành quản lý; tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo của người đứng đầu trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc ngành.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH BÌNH THUẬN LÀM VIỆC VỚI SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
* Sáng ngày 11/08, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đại biểu Quốc hội.
Tại Hội nghị, các đại biểu cùng tham luận về chuyên đề “Nâng cao chất lượng công tác phối hợp, giải quyết kiến nghị của cử tri trong hoạt động tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh”; “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh”. Qua đó, các đại biểu cũng thảo luận về những kết quả đạt được, nêu ra một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐẮK LẮK: TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 525 VỀ TIẾP XÚC CỬ TRI