ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN DỰ ÁN LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (SỬA ĐỔI)
Dự án luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 23, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Trong quá trình xây dựng luật, việc tham khảo kinh nghiệm phát triển và quản lý các tổ chức tín dụng của một số nước trên thế giới là cần thiết để đảm bảo dự án luật đạt chất lượng cao, đảm bảo tính hài hòa pháp luật trong quá trình hội nhập quốc tế.
Về những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ của thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc các ngân hàng, Điều 33 của dự thảo Luật TCTD (sửa đổi) quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng không được đồng thời là người điều hành của tổ chức tín dụng đó và của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng hợp tác xã. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng đó.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng
Trưởng Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát, người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng khác. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời đảm nhiệm một trong các chức vụ sau đây: Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, người điều hành, nhân viên của cùng một tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng đó hoặc nhân viên của doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành hoặc là cổ đông lớn của doanh nghiệp đó; Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, người điều hành của doanh nghiệp mà thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp đó đang là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, người điều hành tại tổ chức tín dụng.
Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời làm thành viên Ban Kiểm soát của tổ chức tín dụng đó. Thành viên Hội đồng quản trị (thành viên Hội đồng thành viên), thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác, trừ trường hợp Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng là người quản lý, người điều hành của công ty con của tổ chức tín dụng.
Các đại biểu tại phiên họp
Để hoàn thiện dự án luật đạt chất lượng cao, cơ quan soạn thảo đã chủ động tham khảo những góc nhìn từ pháp luật quốc tế về nội dung này. Cụ thể, đối với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), theo Tài liệu hướng dẫn về các nguyên tắc quản trị đối với ngân hàng (Guidelines: Corporate governance principles for banks) do BIS ban hành vào tháng 7/2015: Nguyên tắc 2 về trình độ và thành phần HĐQT quy định: Các ứng cử viên HĐQT không được có bất kỳ xung đột lợi ích nào có thể gây cản trở khả năng thực hiện nhiệm vụ của họ một cách độc lập và khách quan và khiến họ chịu ảnh hưởng quá mức từ các vị trí đã từng đảm nhiệm trong quá khứ hoặc đang đảm nhiệm.
Trong khi đó, tại Singapore, theo quy định tại tài liệu Hướng dẫn quản trị doanh nghiệp (áp dụng đối với cả các ngân hàng): Mục 3.1: Chủ tịch và Tổng Giám đốc (CEO) là những cá nhân riêng biệt để đảm bảo sự cân bằng quyền lực hợp lý, tăng cường trách nhiệm giải trình và năng lực lớn hơn của Hội đồng quản trị trong việc ra quyết định độc lập. Hội đồng quản trị ban hành các quy định bằng văn bản phân công trách nhiệm giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc.
Tại Thái Lan, thông báo của NHTW Thái Lan Số 10/2561 về Quản trị Công ty của các Tổ chức Tài chính quy định: Chủ tịch HĐQT phải là Giám đốc độc lập hoặc giám đốc không điều hành, trừ khi được NHTW Thái Lan chấp thuận khác. Trường hợp chấp thuận, NHTW Thái Lan có thể áp đặt các điều kiện chấp thuận để đảm bảo rằng tổ chức tài chính có một cơ chế thúc đẩy sự cân bằng quyền lực trong HĐQT.
NHTW Thái Lan có thể áp đặt các điều kiện chấp thuận để đảm bảo rằng tổ chức tài chính có một cơ chế thúc đẩy sự cân bằng quyền lực trong HĐQT
Bên cạnh đó, Điều 24 Luật Tổ chức tín dụng doanh nghiệp của NHTW Thái Lan có quy định về việc cấm chỉ định/bổ nhiệm các cá nhân hoặc được quyền phụ trách các nhiệm vụ của giám đốc, ngưởi quản lý, người có thẩm quyền quản lý hoặc cố vẩn của tổ chức tài chính đó nếu vi phạm bất kỳ tiêu chí nào được liệt kê theo quy định tại luật.
Theo đó, một số tiêu chí được liệt kê bao gồm: Phá sản hoặc bị buộc phá sản trong 5 năm đổ lại; Là giám đốc, quản lý, nhân viên hoặc người có quyền hạn đồng thời quản lý một tổ chức tài chính khác, trừ khi được miễn trừ bởi NHTW Thái Lan; Là quan chức chính trị, thành viên thượng nghị sĩ, hạ viện…; Là quan chức hoặc cựu quan chức NHTW Thái Lan trừ khi được chỉ định bởi NHTW Thái Lan để tham gia khắc phục điều kiện tài chính tại tổ chức tài chính đó, đồng thời sẽ không có quyền tham gia mua cổ phần của tổ chức đó…