PHIÊN HỌP THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC (SỬA ĐỔI) TRÌNH QUỐC HỘI XEM XÉT TẠI KỲ HỌP THỨ 5

09/05/2023

Chiều 09/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 với phần thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Lệ Thủy điều hành Phiên họp.

ĐBQH NGUYỄN NGỌC SƠN: ĐẢM BẢO NGUỒN NƯỚC SẠCH SINH HOẠT CHO NGƯỜI DÂN CẦN CÓ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CÔNG TY CẤP NƯỚC

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐỀ XUẤT ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ HƠN VỀ MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG CỦA QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

Tham dự Phiên họp còn có Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên của Ủy ban cùng đại diện Hội đồng Dân tộc, lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cùng một số Bộ ngành liên quan; các chuyên gia, nhà khoa học...


Toàn cảnh Phiên họp.

Đề cập về sự cần thiết của việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành nhấn mạnh: Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác  sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, bên cạnh kết quả đạt được, một số quy định của Luật 2012 còn giao  thoa, chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vấn đề bổ sung nhân tạo nước dưới đất; vấn đề giảm thiểu ngập lụt đô thị, định giá đầy đủ giá trị của tài nguyên nước.


Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đề cập về sự cần thiết của sửa đổi Luật Tài nguyên nước.

Mặt khác, một số điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; chưa có cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các  nguồn lực xã hội của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương; một số nội dung phát sinh mới trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh.  

Ngoài ra, việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước ở một số nơi còn chưa nghiêm, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm chưa được thực hiện tốt; các cơ chế tài chính, chế tài, công cụ kiểm soát, giám sát chưa hiệu quả; các cơ chế hợp tác, giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới còn chưa đồng bộ; sự phối hợp chưa đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành; một số nội dung của pháp luật có liên quan chưa thống nhất, đồng bộ với Luật Tài nguyên nước… Do đó, cần thiết phải sửa đổi Luật Tài nguyên nước hiện hành.


Các đại biểu tham dự Phiên họp.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội sẽ tiếp tục cập nhật nội dung Phiên họp thẩm tra về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)./.

Bích Lan-Minh Thành