GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT HỢP TÁC XÃ (SỬA ĐỔI): CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU VỀ TỔ HỢP TÁC, LIÊN ĐOÀN HỢP TÁC XÃ
LIÊN ĐOÀN HỢP TÁC XÃ: XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH HAY LUẬT HÓA TRONG DỰ THẢO LUẬT HỢP TÁC XÃ (SỬA ĐỔI)?
Tham dự Hội thảo còn có PGS. TS. Phạm Thị Hồng Yến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; PGS. TS Đặng Văn Thanh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng đại diện các Bộ, ban ngành và các tổ chức liên quan; các chuyên gia, nhà khoa học.
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Lê Hải Đường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp nhấn mạnh: Tại Việt Nam, kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã, là thành phần kinh tế quan trọng, luôn được Đảng, Nhà nước khuyến khích phát triển, xác định, kinh tế tập thể là thành phần kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy vai trò của từng thành viên trong khu vực tư nhân, vừa tăng cường sức mạnh tập thể, cộng đồng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
TS. Lê Hải Đường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp phát biểu tại Hội thảo.
Hiện nay, kinh tế tập thể, hợp tác xã đang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và các Nghị định của Chính phủ, thông tư của các Bộ, ngành. Trong khuôn khổ pháp luật này, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã có những chuyển biến tích cực về chất và lượng, cơ bản khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài, tận dụng và khai thác được dư địa, tiềm năng, không gian phát triển, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của một trong những thành phần kinh tế nền tảng trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vào khu vực kinh tế tập thể còn thấp so với khu vực kinh tế khác, tỷ lệ đóng góp vào GDP chưa đáp ứng yêu cầu. Phần lớn tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã hiện nay có quy mô nhỏ, phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.
TS. Lê Hải Đường khẳng định: Toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại không chỉ là động lực quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển trong thế kỷ XXI mà còn là xu hướng tất yếu của quá trình tập trung, chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động quốc tế. Trong bối cảnh đó, liên kết thương mại đa tầng nấc thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương ngày càng được các nước thúc đẩy mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam gần đây đã ký kết và đang thực thi như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) hoặc các Hiệp định thương mại tự do song phương mà Việt Nam đang thực hiện đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong nền kinh tế. Một vấn đề cấp thiết đặt ra là làm thế nào để đánh giá được các yêu cầu, tận dụng và tranh thủ các thời cơ do các FTA tác động đến khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã khi mà kinh tế tập thể, hợp tác xã đang dần trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cùng với kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Tại Hội nghị lần thứ Năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW của ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tập thể, trong đó hợp tác xã là nòng cốt và đề ra các yêu cầu, mục tiêu Phát triển kinh tế tập thể đến năm 2030 và đến năm 2045.
Theo TS. Lê Hải Đường, việc tổ chức Hội thảo “Góp ý dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” là hoạt động quan trọng của Ban chủ nhiệm Đề tài với mong muốn nhận được nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các chuyên gia, đại diện các Bộ, ban ngành và các tổ chức liên quan về bố cục và các nội dung trong dự thảo Báo cáo.
PGS. TS. Đặng Văn Thanh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đóng góp ý kiến cho đề tài nghiên cứu.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các Quý vị, Ban Chủ nhiệm Đề tài sẽ nghiêm túc nghiên cứu và hoàn thiện Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu để thực hiện bảo vệ 2 bước: Bước 1 là bảo vệ trước Hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nghiệm vụ và nghiệm thu sơ bộ nghiệm thu sơ bộ và bước 2 là bảo vệ trước Hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu.
Qua nghiên cứu dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài “Hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, đa số các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học tán thành với Ban Chủ nhiệm đã chọn Đề tài này để nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài này trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết, nhằm tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận về chính sách pháp luật để thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; đánh giá thực trạng quy định và thực tiễn thực hiện chính sách pháp luật trong những năm qua. Trên cơ sở đó, các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học đưa ra các quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới./.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Toàn cảnh Hội thảo.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
TS. Chu Tiến Đạt - thành viên tham gia Đề tài “Hoàn thiện chính sách, pháp luật thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” phát biểu tại Hội thảo.
|
PGS. TS. Đặng Văn Thanh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao việc chọn Đề tài để nghiên cứu trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay.
PGS.TS. Nguyễn Duy Lợi -Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đóng góp ý kiến.
PGS.TS. Nguyễn Đức Hữu, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Công Đoàn nêu quan điểm tại Hội thảo.
TS. Trần Văn Việt, Vụ Kinh tế quốc tế và hội nhập (Ban Kinh tế Trung ương) khẳng định, việc nghiên cứu đề tài này trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết, nhằm tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận về chính sách pháp luật để thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.
TS. Nguyễn Văn Tuân - Hội Luật gia Việt Nam nêu quan điểm về các nội dung trong đề tài.