QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 14/3/2023
* Sáng 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp lần thứ 21. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội luân phiên điều hành Phiên họp.
Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 21, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết theo dự kiến chương trình phiên họp thường kì tháng 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành trong 4 ngày từ 15/3 đến ngày 20/3 để chuẩn bị các nội dung rất quan trọng cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 15/3: KHAI MẠC PHIÊN HỌP LẦN THỨ 21 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: CHO Ý KIẾN VỀ CÁC NỘI DUNG LỚN LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC TIẾP THU, GIẢI TRÌNH CÁC DỰ ÁN LUẬT
* Sáng 15/3, sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi); Thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung làm việc.
Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, trên cơ sở kế thừa luật hiện hành, để đảm bảo linh động hơn, đề nghị bổ sung: trường hợp trong thời gian Quốc hội không họp có thể ủy quyền cho UBTVQH xem xét quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; đồng thời có quy định để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước đưa ra các biện pháp đặc biệt trong bình ổn giá.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 15/3: KHAI MẠC PHIÊN HỌP LẦN THỨ 21 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: GIẢI TỎA ÁP LỰC, CHIA SẺ TRÁCH NHIỆM VỚI CHÍNH PHỦ TRONG BẢO ĐẢM BÌNH ỔN GIÁ
* Phát biểu kết luận nội dung thảo luận về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi), thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, cơ quan soạn thảo trong việc tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo luật.
Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách phối hợp với cơ quan liên quan rà soát tiếp thu hoặc giải trình đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI: ĐÁNH GIÁ KỸ THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUỸ BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU
* Kết luận nội dung thảo luận về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ yêu cầu rà soát kỹ lưỡng, chặt chẽ để hoàn thiện quy định về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu… để nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu, không tạo kẽ hở gây thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI: CÁC CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐẾN CÙNG BẢO ĐẢM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẤU THẦU
* Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 02/2023.
Phát biểu về nội dung cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Trước thực trạng nguồn nước đang suy thoái nặng nề, dự thảo Luật lần này cần bổ sung thêm khái niệm về phục hồi và bảo vệ tài nguyên nước hoặc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, với trọng tâm là phục hồi tài nguyên nước; đồng thời nghiên cứu quy định về tuần hoàn nước để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: TRỌNG TÂM LÀ PHỤC HỒI VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
- TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 15/3: UBTVQH XEM XÉT CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC (SỬA ĐỔI) VÀ CÔNG TÁC DÂN NGUYỆN THÁNG 02/2023
* Góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) liên quan đến quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, các chuyên gia cho rằng, cần có tiêu chí cụ thể để xác định thế nào là Nhà nước thu hồi đất “vì lợi ích quốc gia, công cộng” để tránh sự không hợp lý và việc áp dụng không đúng, không thống nhất hoặc lạm dụng pháp luật, đồng thời tránh vướng mắc trong triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, quan tâm tới vấn đề bảng giá đất và giá đất cụ thể, một số chuyên gia cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bỏ khung giá đất, tuy nhiên vẫn còn hệ thống hai giá đất là giá trong bảng giá đất và giá đất cụ thể; việc xây dựng, áp dụng hai loại giá này vẫn còn nhiều điểm chưa rõ cả về nội dung chính sách lẫn kỹ thuật lập pháp....
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): CẦN LÀM RÕ THẨM QUYỀN, QUY TRÌNH XÂY DỰNG BẢNG GIÁ ĐẤT VÀ GIÁ ĐẤT CỤ THỂ
- DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): CẦN CÓ TIÊU CHÍ CỤ THỂ ĐỂ XÁC ĐỊNH THẾ NÀO LÀ NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT “VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG”
* Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan có sự chỉ đạo, quán triệt để triển khai khi Luật đi vào cuộc sống cho rằng, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải theo quy hoạch và giảm phát sinh thủ tục hành chính không cần thiết.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng cho rằng,quản lý tài nguyên nước là một thực thể luôn biến đổi tác động tới nhiều bên liên quan, do vậy, không thể quản lý bằng các quy định cứng nhắc việc hình thành tổ chức quản lý lưu vực sông với cơ cấu Ủy ban lưu vực có sự tham gia của nhiều bên là rất cần thiết, cần được cụ thể hóa trong luật.
Xem nội dung chi tiết tại đây: KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC PHẢI GIẢM ĐƯỢC PHÁT SINH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH KHÔNG CẦN THIẾT
* Cho ý kiến vào dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì trình dự án Luật nắm bắt kịp thời chính sách mới trong các dự án Luật đang được Quốc hội xem xét, thông qua, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tại Phiên họp Thẩm tra về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) do Ủy ban Pháp luật tổ chức mới đây, nhiều ý kiến đại biểu thống nhất với việc sửa đổi Luật này và cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật cần chú ý việc bổ sung, sửa đổi dự án Luật cần tránh sự chồng chéo với dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) khi đề cập về chính sách 1: Hoàn thiện quy định về nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐẢM BẢO THỐNG NHẤT, ĐỒNG BỘ GIỮA DỰ ÁN LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (SỬA ĐỔI) VỚI CÁC LUẬT KHÁC
* Tham gia đóng góp ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng luật cần có quy định chặt chẽ cơ chế xác định giá đất để tránh thất thu ngân sách, quy định lại cách tổ chức định giá đất khách quan, minh bạch phản ánh đúng giá trị của thị trường.
Nhiều ý kiến chỉ ra rằng, có một số tồn tại, hạn chế kéo dài từ trước đến nay chưa thể khắc phục triệt để, hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn còn một số tồn tại, bất cập; nhiều dự án bất động sản tại các địa phương gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện dẫn đến nguồn cung bất động sản...
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT ĐỂ TRÁNH THẤT THU NGÂN SÁCH
- GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): ĐẢM BẢO QUYỀN THỪA KẾ VÀ QUYỀN KHIẾU NẠI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
* Sau một năm chính thức mở cửa, du lịch Việt Nam đã từng bước phục hồi và phát triển, tuy nhiên, với tiềm năng lớn, dư địa phát triển của ngành công nghiệp không khói này dường như chưa được phát huy hết.
Quan tâm đến sự phục hồi và phát triển của ngành du lịch, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đề đưa du lịch Việt Nam phát triển xứng đáng với tiềm năng và kỳ vọng.
Xem nội dung chi tiết tại đây: GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ DU LỊCH VIỆT NAM PHÁT TRIỂN XỨNG VỚI TIỀM NĂNG
* Sáng 15/3, tiếp tục chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng tổ chức chương trình giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 tại Thuỷ điện Yan Tann Sien (thôn Lán Tranh, xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương) thuộc Công ty CP Thuỷ điện Cao Nguyên Sông Đà 7.
Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát đặt vấn đề yêu cầu công ty nêu những khó khăn cụ thể, nhất là trong thực thi về chính sách pháp luật, về môi trường, khoáng sản. Việc trồng lại rừng sau khi xây dựng nhà máy thuỷ điện, giá bán điện… Các sở, ngành liên qua đã giải trình làm rõ thêm một số nội dung liên quan; đồng thời, đề nghị công ty bảo trì, nâng cấp hồ chứa đảm bảo an toàn nhà máy hoạt động.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH LÂM ĐỒNG GIÁM SÁT PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN YAN TANN SIEN
* Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận do ông Nguyễn Hữu Thông, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc về chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật phát triển năng lượng giai đoạn 2016- 2021 tại Trung tâm điện lực (TTĐL) Vĩnh Tân vào sáng 15/3. Cùng dự có bà Bố Thị Xuân Linh, ĐBQH tỉnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN tỉnh, đại diện các sở ngành liên quan.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo 3 nhà máy đã kiến nghị các sở ngành chức năng tỉnh Bình Thuận, bộ ngành Trung ương tạo điều kiện xuất tro xỉ qua cảng nội bộ; hỗ trợ tiêu thụ tro xỉ hợp chuẩn hợp quy; tính thuế môi trường nước làm mát phù hợp đối với 3 NMNĐ Vĩnh Tân; xây dựng đường dây truyền tải năng lượng tái tạo cho một số nhà máy thuộc NMNĐ Vĩnh Tân 2 và 4…
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH BÌNH THUẬN GIÁM SÁT PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TRUNG TÂM ĐIỆN LỰC VĨNH TÂN